Theo đó, trường hợp người nộp thuế đã nợ thuế quá thời hạn nhưng cơ quan hải quan không thực hiện biện pháp cưỡng chế thì không đủ điều kiện để xóa nợ theo quy định tại Điều 85 Luật Quản lý thuế.

Liên quan đến quy định khoanh nợ đối với khoản nợ không có khả năng thu hồi, tại khoản 4 Điều 83 Luật Quản lý thuế quy định: “Người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý thuế đã phối hợp với UBND cấp xã nơi người nộp thuế có trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc để kiểm tra, xác minh thông tin người nộp thuế không hiện diện tại địa bàn và thông báo trên toàn quốc về việc người nộp thuế hoặc đại diện theo pháp luật của người nộp thuế không hiện diện tại địa chỉ nơi người nộp thuế có trụ sở, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế. Thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan quản lý thuế có văn bản thông báo trên toàn quốc về người nộp thuế hoặc đại diện theo pháp luật của người nộp thuế không hiện diện tại địa chỉ kinh doanh, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế”.

Trường hợp này phải có văn bản xác nhận giữa cơ quan quản lý thuế với UBND cấp xã nơi người nộp thuế có trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh hoặc địa chỉ liên lạc và thông báo của cơ quan Quản lý thuế về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

Đối chiếu với các quy định hiện hành, trường hợp cơ quan thuế địa phương không có thông tin về doanh nghiệp để thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký thì chưa đủ cơ sở khoanh nợ đối với khoản nợ không có khả năng thu hồi. Do đó, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan Hải Phòng thực hiện đúng theo quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Quản lý thuế và điểm d khoản 1 Điều 83 Nghị định 126/2020/NĐ-CP./.