Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online //tef20.com/thue-hai-quan Thu, 28 Dec 2023 14:57:59 +0700 //tef20.com/can-tho-doanh-nghiep-phai-tuan-thu-dong-tien-su-dung-dat-khong-co-truong-hop-ngoai-le-142576.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Tương tự như trường hợp của Công ty CP In tổng hợp Cần Thơ song Công ty CP Phát triển nhà Cần Thơ đã nộp số tiền gần 38 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước Vì vậy căn cứ vào các quy định pháp luật Cục Thuế Cần Thơ đề nghị Công ty CP In tổng hợp Cần Thơ cần nghiêm chỉnh chấp hành quyết định truy thu tiền thuê đất Công ty In Cần Thơ phải thực hiện nhiệm vụ đóng tiền sử dụng đất bổ sung vào ngân sách nhà nước. Ảnh tư liệu.

Công ty CP Phát triển nhà Cần Thơ đã nộp tiền đúng quy định

Ngày 26/12, Cục Thuế Cần Thơ đã có văn bản gửi đến Thường trực Thành uỷ Cần Thơ, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Cần Thơ, Tổng cục Thuế để báo cáo về trách nhiệm phải đóng thuế theo quy định pháp luật của Công ty CP In tổng hợp Cần Thơ (Công ty In Cần Thơ)

Cục Thuế Cần Thơ cho biết, Công ty In Cần Thơ được cổ phần hóa năm 2006 từ doanh nghiệp nhà nước (Xí nghiệp In tổng hợp Cần Thơ).

Dự án đầu tư Nhà máy liên doanh sản xuất bản nhôm tráng của Xí nghiệp In tổng hợp Cần Thơ được UBND tỉnh Cần Thơ ban hành Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, trong đó có quy định “Miễn tiền thuê đất 3 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê đất ”.

Đến ngày 5/6/2002, UBND tỉnh Cần Thơ đã ban hành bổ sung thêm “Miễn tiền thuê đất 13 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê đất”.

Căn cứ quyết định trên của UBND tỉnh Cần Thơ, Cục Thuế đã ban hành các quyết định miễn tiền thuê đất 13 năm từ ngày 14/5/2001 - 14/5/2014 đối với Công ty In Cần Thơ.

Tuy nhiên, năm 2019, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán chuyên đề về việc quản lý, sử dụng đất trong và sau quá trình cổ phần hóa giai đoạn 2011-2017 tại TP. Cần Thơ.

Kết thúc kiểm toán năm 2019, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) có báo cáo kiểm toán chuyên đề việc quản lý, sử dụng đất trong và sau quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2017 tại TP. Cần Thơ (công văn số 52/KTNN-TH ngày 1/4/2019).

Trong kết quả kiểm toán của KTNN ban hành năm 2019 có nêu: “Việc ra quyết định miễn, giảm tại Công ty In cần Thơ, Cục Thuế Cần Thơ miễn tiền thuê đất theo ưu đãi đầu tư của UBND TP. Cần Thơ chưa phù họp với quy định tại Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999, Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 của Chính phủ. Thay vì chỉ được miễn tiền thuê đất 10 năm, nhưng UBND tỉnh Cần Thơ cấp Giấy chứng nhận cho phép miễn tiền thuê đất 13 năm làm tăng số tiền được miễn, giảm tạm tính 1,297 tỷ đồng...”

Qua đó, KTNN kiến nghị UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo Cục Thuế Cần Thơ kiểm tra, rà soát việc miễn tiền thuê đất của Công ty In Cần Thơ và báo cáo KTNN kết quả thực hiện.

Thực hiện kiến nghị, ngày 30/9/2023 Cục Thuế Cần Thơ đã ban hành Quyết định xử lý vi phạm về thuế với số tiền 37,74 tỷ đồng đối với Công ty CP Phát triển Nhà Cần Thơ và công ty này đã nộp số tiền nêu trên vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định.

Cục Thuế Cần Thơ thông tin, tương tự như trường hợp của Công ty In Cần Thơ, Công ty CP Phát triển nhà Cần Thơ được cổ phần hóa từ năm 2016 trên cơ sở chuyển từ Công ty TNHH MTV Phát triển và kinh doanh nhà TP. Cần Thơ.

Theo Kết luận số 1115/KL-TTr ngày 4/9/2019 của Thanh tra TP. Cần Thơ về thanh tra việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Công ty CP Phát triển nhà Cần Thơ, đã kiến nghị xử lý vi phạm về thuế giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2017 truy thu và phạt tổng số tiền 37,74 tỷ đồng. Công ty này đã nộp đủ số tiền này vào NSNN, theo đúng quy định.

Trong việc thu thuế bất động sản bổ sung, Cục Thuế Cần Thơ mang về cho ngân sách nhà nước hiện tại khoảng 100 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Kỳ Phương.

Kiểm toán Nhà nước nhiều lần nhắc nhở

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, một lãnh đạo Cục Thuế Cần Thơ cho hay, việc thu tiền sử dụng đất của Công ty In Cần Thơ là dựa theo kết luận của KTNN. Cần nói thêm, KTNN đã nhiều lần khẳng định, Công ty In Cần Thơ phải có trách nhiệm thực hiện ngân sách số tiền truy thu.

Cụ thể, tại cuộc họp ngày 29/3/2022 giữa KTNN và Cục Thuế Cần Thơ theo giấy mời số 338/KV V-TH về việc còn tồn động các kiến nghị của KTNN chưa thực hiện, thì Cục Thuế Cần Thơ có trách nhiệm phải tiếp tục thực hiện các thủ tục để ban hành thông báo thu lại số tiền thuê đất đã miễn 3 năm đối với Công ty In Cần Thơ.

Đồng thời, KTNN Khu vực V đã có Công văn số 744/KV V-TH ngày 20/9/2022 phúc đáp UBND TP. Cần Thơ và Công ty In Cần Thơ về việc nộp tiền thuê đất như sau: “... Cục Thuế thực hiện truy thu tiền tiền thuê đất đối với tổ chức thuê đất là Công ty In Cần Thơ và không phụ thuộc người đang nắm giữ vốn điều lệ tại công ty, nên Công ty In Cần Thơ phải có trách nhiệm thực hiện ngân sách số tiền truy thu theo thông báo của Cục Thuế Cần Thơ”.

Do đó, không có cơ sở pháp lý để KTNN Khu vực V xem xét chấp thuận kiến nghị của UBND TP. Cần Thơ và công ty tại văn bản số I679/UBND-KT ngày 6/5/2022 của UBND TP. Cần Thơ và Văn bản số 169.ICT ngày 29/8/2022 của Công ty In Cần Thơ”.

Ngoài ra, công văn số 4126/UBND-KT ngày 17/10/2022 của UBND thành phố có nêu: “Thống nhất với báo cáo của Cục Thuế thành phố về việc tiền thuê đất truy thu giai đoạn 2011-2017 đối với Công ty In Cần Thơ tại công văn số 4999/CTCTH-NVDTPC, giao Cục Thuế TP. Cần Thơ có văn bản trả lời kiến nghị của công ty theo quy định, ...”.

Đến ngày 5/1/2023, Cục Thuế đã có công văn số 52/CTCTH-HKDCN báo cáo UBND thành phố về việc miễn tiền thuê đất của Công ty In Cần Thơ.

Từ cơ sở trên, UBND thành phố có công văn số 442/UBND-KT ngày 15/2/2023 đề nghị KTNN Khu vực V không truy thu tiền thuê đất đã được miễn từ ngày 15/5/2011 đến ngày 14/5/2014 do công ty đã thoái hết vốn Nhà nước vào tháng 4/2020.

Thế nhưng, KTNN khu vực V có công văn số 431/KTNN-TH ngày 11/7/2023 phúc đáp UBND thành phố, khẳng định KTNN không thay đổi kiến nghị kiểm toán tại Báo cáo kiểm toán đã phát hành và KTNN khu vực V đã có văn bản đề nghị Công ty CP In Cần Thơ liên hệ Cục Thuế thành phố và các cơ quan chức năng để giải quyết.

Ngày 4/12/2023, KTNN khu vực V tiếp tục có công văn số 741/KV V-TH phúc đáp UBND thành phố về nội dung liên quan đến kiến nghị của công ty (ý kiến KTNN vẫn giữ nguyên kết luận tại công văn số 431/KTNN-TH ngày 11/7/2023).

Theo thông báo mới nhất từ Cục Thuế Cần Thơ, Công ty In Cần Thơ phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền 2.330.216.170 đồng (bao gồm số tiền thuế và các khoản thu khác 751.546.868 đồng, số tiền chậm nộp 1.578.669.302 đồng) và số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế nợ thuế 1.664.365.178 đồng.

]]>
//tef20.com/can-tho-doanh-nghiep-phai-tuan-thu-dong-tien-su-dung-dat-khong-co-truong-hop-ngoai-le-142576.html Kỳ Phương Thu, 28 Dec 2023 14:25:39 +0700
//tef20.com/phu-tho-huong-dan-doanh-nghiep-xuat-hoa-don-dien-tu-tung-lan-ban-xang-dau-142521.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Cục Thuế Phú Thọ vừa tổ chức hội nghị phổ biến hướng dẫn hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đến các tổ chức doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Hội nghị có sự tham gia của gần 250 doanh nghiệp tổ chức cá nhân kinh doanh xăng dầu và gần 100 lượt người nộp thuế tham gia qua ứng dụng zoom Hội nghị được tập trung vào việc hướng dẫn quy định về hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với các đơn vị kinh doanh xăng dầu; giới thiệu một số giải pháp HĐĐT đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu; trao đổi về kinh nghiệm triển khai xuất HĐĐT từng lần bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu; trao đổi, thảo luận giữa cơ quan thuế với các đơn vị kinh doanh xăng dầu, các đơn vị cung cấp giải pháp HĐĐT về khó khăn, vướng mắc…

Đại diện doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trao đổi, thảo luận về việc xuất hóa đơn điện tử từng lần bán xăng dầu. Ảnh: Văn Học

Phát biểu tại hội nghị, ông Đỗ Trọng Bồng - Phó Cục trưởng Cục Thuế Phú Thọ nhấn mạnh, cơ quan thuế rất mong các đơn vị kinh doanh xăng dầu thực hiện đúng quy định về HĐĐT, thực hiện thành công chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1123/CĐ-TTg và Công điện số 1284/CĐ-TTg cũng như các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của bắn ca h5 , UBND tỉnh, Tổng cục Thuế và Cục Thuế Phú Thọ trong việc quản lý, sử dụng HĐĐT đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Cục Thuế Phú Thọ đề nghị các doanh nghiệp cung cấp giải pháp HĐĐT tiếp tục nghiên cứu để cho ra những giải pháp hữu hiệu để tăng tốc độ xử lý dữ liệu, giảm chi phí cho người sử dụng HĐĐT.

Về phía Cục Thuế Phú Thọ, sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Công điện số 1123/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, sử dụng HĐĐT.

Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai thông suốt HĐĐT, Cục Thuế Phú Thọ sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai việc phát hành sử dụng HĐĐT theo từng lần bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, bảo đảm thực hiện việc chấp hành đúng quy định pháp luật về quản lý, sử dụng hoá đơn; triển khai Kế hoạch chi tiết về HĐĐT tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn.

Cùng với đó, Cục Thuế Phú Thọ giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho từng lãnh đạo phòng, chi cục thuế và từng cán bộ quản lý quyết liệt thúc đẩy các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu thực hiện HĐĐT sau từng lần bán hàng theo quy định; gắn trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện HĐĐT theo từng lần bán hàng đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu tại từng cửa hàng xăng dầu với việc bình xét thi đua, khen thưởng./.

]]>
//tef20.com/phu-tho-huong-dan-doanh-nghiep-xuat-hoa-don-dien-tu-tung-lan-ban-xang-dau-142521.html Văn Tuấn Wed, 27 Dec 2023 23:50:51 +0700
//tef20.com/cuc-thue-tp-ho-chi-minh-ung-dung-cong-nghe-giup-tang-hieu-qua-cong-tac-chong-that-thu-142513.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Nhờ tập trung ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động thanh tra kiểm tra nên công tác này trong năm 2023 của Cục thuế TP Hồ Chí Minh thu được kết quả chống thất thu ngân sách khá tích cực với tổng số kiến nghị xử lý doanh nghiệp vi phạm ước tính lên đến 13 975 tỷ đồng Cụ thể hơn về kết quả công tác chống thất thu ngày, lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho hay, trong năm 2023, toàn đơn vị ước thực hiện được 12.510 cuộc thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả thu được khá tích cực, khi tổng số thuế tăng thu thêm được 4.280 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng 465 tỷ đồng, giảm lỗ 9.230 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thuế tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Đỗ Doãn
Doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thuế tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Đỗ Doãn

Bên cạnh việc tập trung ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động thanh tra, kiểm tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cũng đẩy mạnh thực hiện các biện pháp quản lý hóa đơn dựa trên kết quả phân tích rủi ro, xác định người nộp thuế có dấu hiệu nghi ngờ gian lận trong sử dụng hóa đơn. Việc này để đưa vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra như rà soát và xử lý 7.083 công ty sử dụng 96.716 hóa đơn bất hợp pháp mua của 524 doanh nghiệp với tổng số tiền thuế truy thu và phạt là 464 tỷ đồng.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác quản lý thu đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) với tổng số tiền thuế ghi bộ điều chỉnh tăng, truy thu, phạt đối với 5.890 người nộp thuế là hộ kinh doanh có hoạt động bán hàng qua các kênh TMĐT, cá nhân cung cấp dịch vụ, sản phẩm nội dung thông tin số và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT ước tính hơn 217 tỷ đồng.

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cũng thực hiện chuyên đề kiểm soát hoạt động chuyển giá đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết khoảng 364 doanh nghiệp, truy thu qua ấn định 492 tỷ đồng; điều chỉnh giảm lãi vay vượt mức khống chế quy định là 3.891 tỷ đồng, truy thu 142 tỷ đồng; chuyên đề thanh tra kiểm tra sau hoàn thuế với tổng số thuế truy hoàn và phạt 125 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2024 đơn vị sẽ tiếp tục triển khai mạnh các giải pháp chống thất thu thuế như tăng cường công tác quản lý thu qua các công cụ kiểm soát rủi ro, tăng cường chống thất thu ngân sách gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.
]]>
//tef20.com/cuc-thue-tp-ho-chi-minh-ung-dung-cong-nghe-giup-tang-hieu-qua-cong-tac-chong-that-thu-142513.html Đỗ Doãn Wed, 27 Dec 2023 23:49:01 +0700
//tef20.com/xuat-hoa-don-ban-le-xang-dau-tao-cong-bang-voi-moi-thanh-phan-kinh-te-142505.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Quy định về xuất hóa đơn điện tử cho từng lần bán xăng dầu đã bắt đầu thực hiện từ ngày 1 7 2022 Các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối thương nhân phân phối và doanh nghiệp bán lẻ đều ủng hộ chủ trương này Theo các doanh nghiệp việc áp dụng xuất hóa đơn điện tử sau từng lần bán xăng dầu sẽ giúp minh bạch hóa việc kinh doanh xăng dầu chống thất thu và tăng ngân sách nhà nước và tạo sự công bằng với mọi thành phần kinh tế Giảm thiểu gian lận trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Ngày 26/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Báo Tiền phong tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Triển khai hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu - thực trạng và giải pháp”. Dự hội nghị có Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn; đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, Cục Thuế Đồng Nai; một số doanh nghiệp (DN) đầu mối, thương nhân phân phối, bán lẻ xăng dầu; các DN phát hành hóa đơn điện tử (VNPT, FPT, BKAV…); các chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực tài chính.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Phùng Công Sưởng - Phó Tổng biên tập Báo Tiền phong, cho biết ngày 1/12/2023, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1284/CĐ-TTg về tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. Trước đó, ngày 18/11/2023, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1123/CĐ-TTg về tăng cường quản lý, sử dụng HĐĐT góp phần đầy mạnh công tác chuyển đổi số.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Thanh Thanh

Trên thực tế, quy định về xuất HĐĐT cho từng lần bán xăng, dầu đã bắt đầu thực hiện từ ngày 1/7/2022. Ngày 18/11/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu cũng nêu rõ các cửa hàng bán lẻ của thương nhân kinh doanh xăng dầu: “Thực hiện quy định về HĐĐT và cung cấp dữ liệu HĐĐT theo quy định của Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn của bắn ca h5 và cơ quan thuế”.

Chia sẻ tại tọa đàm, các DN cam kết nghiêm túc thực hiện áp dụng xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng như chỉ đạo của ngành chức năng. Tuy nhiên, các DN cũng chia sẻ hiện đã có rất nhiều khó khăn, vướng mắc và cả những bất cập đang phát sinh trong việc triển khai HĐĐT theo từng lần bán hàng của các DN, tổ chức kinh doanh xăng dầu tại các địa phương.

Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, HĐĐT là xu hướng tất yếu, buộc phải thực hiện. Trên thế giới, nhiều quốc gia phát triển đã triển khai từ hàng chục năm nay và các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của họ đã để khách hàng tự phục vụ. Do đó, để các DN Việt Nam triển khai đồng bộ HĐĐT cần có sự tham gia sâu sát của nhà chức trách.

Cũng có DN đầu mối cho biết, vướng mắc hiện nay với các DN bên cạnh chi phí đầu tư trang thiết bị mới để có thể thực hiện xuất hóa đơn sau mỗi lần bán, chính là chi phí mua HĐĐT hiện bị đánh giá là khá cao và ước tính sẽ bị đội chi phí. Trong khi đó, các DN bán lẻ cũng chịu chi phí tăng, có thể dẫn đến bị thua lỗ, do mức chiết khấu hiện nay không đủ trang trải chi phí. Do đó, DN kiến nghị rất cần có lộ trình để triển khai…

Tiên phong thực hiện chủ trương này, đại diện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, việc xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng là yêu cầu bắt buộc của Nhà nước. Vì vậy, Petrolimex đã triển khai khá đồng bộ và đến nay việc triển khai HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu là giải pháp công nghệ được thực hiện tự động hóa, giảm thiểu tác động của con người trong quá trình từ xuất bán hàng đến phát hành HĐĐT và truyền dữ liệu HĐĐT về cơ quan thuế.

Việc thực hiện xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng giúp giảm thiểu gian lận trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng; nâng cao công tác quản trị; thúc đẩy chuyển đổi số tại từng DN, góp phần thực hiện Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, theo chủ trương chung của Chính phủ.

Cơ quan thuế đồng hành cùng giải quyết vướng mắc

Thông tin tại tọa đàm, Phó Tổng cục trưởng Mai Sơn khẳng định, việc Thủ tướng Chính phủ 2 lần liên tiếp có công điện chỉ đạo cho thấy sự quan tâm rất lớn của Chính phủ trong đẩy mạnh các hoạt động triển khai liên quan đến tăng cường công tác quản lý, sử dụng HĐĐT đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

bắn ca h5 , Tổng cục Thuế cũng có công văn gửi chính quyền các địa phương đề nghị chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với cơ quan thuế địa phương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành làm việc với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu để nắm bắt thực trạng đáp ứng việc triển khai HĐĐT theo từng lần bán hàng.

Các chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp, nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Thanh Thanh

Lãnh đạo Tổng cục Thuế phát biểu cho rằng, lợi ích của việc áp dụng HĐĐT theo từng lần bán hàng đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu là điều đã được thực tiễn chứng minh thông qua việc triển khai HĐĐT đã được một số công ty xăng dầu đầu mối triển khai. Đối với các DN bán lẻ xăng dầu sẽ phải đáp ứng các quy định trong thời gian tới.

Theo đó, đối với DN (người bán), cần đẩy mạnh việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của các DN, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh và uy tín của các DN trên thị trường.

Đối với người tiêu dùng, việc thực hiện xuất HĐĐT sau từng lần bán hàng đảm bảo về nguồn gốc, số lượng hàng hóa, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng trong việc tham gia chương trình “Hóa đơn may mắn” do cơ quan thuế tổ chức.

Thông tin tại tọa đàm, ông Đinh Đức Thụ - Giám đốc Ban Khách hàng tổ chức DN VNPT VinaPhone cho biết, có 3 giải pháp tháo gỡ khó khăn trong triển khai HĐĐT. Cụ thể, nếu DN có cây xăng điện tử và phần mềm quản lý xăng dầu thì VNPT sẽ tích hợp HĐĐT miễn phí và tính tiền theo lần xuất với giá từ 50 - 130 đồng. Nếu có cây xăng điện tử nhưng chưa có phần mềm quản lý thì VNPT sẽ cung cấp phần mềm với giá thành vài chục nghìn đồng mỗi tháng. Trường hợp DN không muốn đầu tư phần mềm thì VNPT cung cấp miễn phí để chuyển dữ liệu qua sim điện thoại rồi chuyển về cơ quan thuế.

Trong khi đó, đối với cơ quan quản lý nhà nước, việc triển khai HĐĐT sẽ là cơ sở xây dựng nền tảng dữ liệu về hoạt động kinh doanh xăng dầu đầy đủ, tập trung, liên tục, từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, góp phần hạn chế những rủi ro, gian lận trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

Đồng thời, Phó Tổng cục trưởng Mai Sơn khẳng định, việc triển khai công tác quản lý, sử dụng HĐĐT đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu là một chủ trương lớn của Chính phủ và các DN kinh doanh xăng dầu phải có trách nhiệm tuân thủ để tạo sự công bằng trong sản xuất kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế.

Ông Mai Sơn cho rằng, việc triển khai HĐĐT không phải là vấn đề mới. HĐĐT áp dụng với xăng dầu, cũng như bán mặt hàng khác được áp dụng từ ngày 1/7/2022 theo quy định tại Luật Quản lý thuế. Vì vậy, rất mong DN trong thời gian tới đồng hành cùng ngành Tài chính và ngành Thuế ngay từ khâu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để việc triển khai được thông suốt hơn.

Phó Tổng cục trưởng Mai Sơn khẳng định, HĐĐT áp dụng với xăng dầu cũng như bán mặt hàng khác. Nếu có vướng mắc trong quá trình sử dụng, cơ quan thuế sẽ cùng với các nhà cung cấp giải pháp và các đơn vị trung gian, tiếp nhận thông tin và sẽ xử lý kịp thời. Tổng cục Thuế có đường dây nóng, có trung tâm công nghệ với các giải pháp vận hành để xử lý tất cả các vấn đề liên quan, giải quyết khó khăn cho DN, không để chậm trễ./.

]]>
//tef20.com/xuat-hoa-don-ban-le-xang-dau-tao-cong-bang-voi-moi-thanh-phan-kinh-te-142505.html Văn Tuấn Wed, 27 Dec 2023 08:48:57 +0700
//tef20.com/inforgraphics-10-su-kien-noi-bat-cua-nganh-thue-nam-2023-142504.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Năm 2023 ngành Thuế đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp theo chủ trương của Chính phủ Cùng với đó các hoạt động cải cách hiện đại hóa của ngành Thuế ngày một toàn diện và hiệu quả tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp Từ những kết quả đạt được Thời báo Tài chính Việt Nam xin giới thiệu 10 sự kiện nổi bật ngành Thuế năm 2023 ]]> //tef20.com/inforgraphics-10-su-kien-noi-bat-cua-nganh-thue-nam-2023-142504.html Văn Chung Wed, 27 Dec 2023 08:10:50 +0700 //tef20.com/cong-ty-cp-in-tong-hop-can-tho-can-nghiem-chinh-chap-hanh-quyet-dinh-truy-thu-tien-thue-dat-142488.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Trong báo cáo kiểm toán chuyên đề việc quản lý sử dụng đất trên địa bàn TP Cần Thơ Kiểm toán Nhà nước xác định UBND TP Cần Thơ cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho phép miễn tiền thuê đất đối với Công ty CP In tổng hợp Cần Thơ chưa phù hợp với quy định Theo đó Công ty CP In tổng hợp Cần Thơ cần nghiêm chỉnh chấp hành quyết định truy thu tiền thuê đất

Công ty CP In tổng hợp Cần Thơ cần nghiêm chỉnh chấp hành quyết định truy thu tiền thuê đất. Ảnh: Chụp màn hình

Tại báo cáo kiểm toán chuyên đề việc quản lý, sử dụng đất trong và sau quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2017 tại thành phố Cần Thơ (theo Công văn số 52/KTNN-TH ngày 1/4/2019), Kiểm toán Nhà nước (KTNN) xác định UBND TP. Cần Thơ cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư (GCNUĐĐT) cho phép miễn tiền thuê đất đối với Công ty CP In tổng hợp Cần Thơ là 13 năm là chưa phù hợp với quy định, thay vì chỉ được miễn tiền thuê đất 10 năm. Đồng thời, KTNN kiến nghị “UBND thành phố Cần Thơ chỉ đạo Cục Thuế TP. Cần Thơ kiểm tra, rà soát việc miễn tiền thuê đất của Công ty CP In tổng hợp Cần Thơ và báo cáo KTNN kết quả thực hiện”.

Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố (tại Công văn số 1498/UBND-KT ngày 14/5/2019) về việc thực hiện kiến nghị KTNN, Cục Thuế TP. Cần Thơ đã có các công văn báo cáo UBND thành phố xem xét, điều chỉnh chính sách ưu đãi tiền thuê đất tại GCNUĐĐT đã cấp cho công ty.

KTNN khu vực V đã tiến hành rà soát việc thực hiện các kiến nghị của KTNN, KTNN khu vực V đã yêu cầu Cục Thuế TP. Cần Thơ phải thực hiện các thủ tục để ban hành thông báo thu hồi lại số tiền thuê đất đã miễn 03 năm (năm 2011-2014) đối với công ty.

Thực hiện yêu cầu của KTNN khu vực V, Cục Thuế TP. Cần Thơ đã kiểm tra, rà soát việc miễn tiền thuê đất của công ty và đã ban hành quyết định điều chỉnh, quyết định thu hồi và hủy các quyết định miễn tiền thuê đất; thông báo về việc nộp tiền thuê đất và tiền chậm nộp tương ứng đã được miễn từ ngày 15/5/2011 đến ngày 14/5/2014 theo kết luận của KTNN.

KTNN khu vực V cũng đã có Công văn số 744/KV V-TH ngày 20/9/2022 phúc đáp UBND thành phố Cần Thơ và công ty về việc nộp tiền thuê đất truy thu đối với Công ty CP In tổng hợp Cần Thơ, như sau: “... Cục Thuế thực hiện truy thu tiền thuê đất đối với tổ chức thuê đất là Công ty CP In tổng hợp Cần Thơ và không phụ thuộc người đang nắm giữ vốn điều lệ tại công ty, nên Công ty CP In tổng hợp Cần Thơ phải có trách nhiệm thực hiện vào ngân sách số tiền truy thu, theo thông báo của Cục Thuế TP. Cần Thơ”.

Trong quá trình thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về việc truy thu tiền thuê đất đối với Công ty CP In tổng hợp Cần Thơ, Cục Thuế TP. Cần Thơ đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm, đúng thẩm quyền và đúng theo quy định.

Cục Thuế TP. Cần Thơ đã nhiều lần báo cáo UBND thành phố, làm việc với KTNN nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của công ty. Tuy nhiên, KTNN khu vực V đã có văn bản khẳng định không thay đổi kiến nghị kiểm toán tại báo cáo kiểm toán đã phát hành, công ty phải có trách nhiệm thực hiện nộp ngân sách số tiền truy thu theo thông báo của Cục Thuế TP. Cần Thơ.

Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Luật KTNN năm 2015 (báo cáo kiểm toán của KTNN có giá trị bắt buộc phải thực hiện), Điểm b Khoản 2 Điều 21 Luật Quản lý thuế năm 2019 (Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiến nghị của KTNN) và ý kiến của KTNN khu vực V, Cục Thuế TP. Cần Thơ là cơ quan phải thực hiện kiến nghị của KTNN theo Luật KTNN, Luật Quản lý thuế và chỉ đạo UBND thành phố. Cục Thuế TP. Cần Thơ đã thực hiện truy thu tiền thuê đất đúng quy định đối với tổ chức thuê đất là Công ty CP In tổng hợp Cần Thơ nên công ty phải có trách nhiệm nộp tiền thuê đất truy thu theo thông báo của cục thuế.

Cục Thuế TP. Cần Thơ đã ban hành các quyết định hành chính để thực hiện kiến nghị KTNN khu vực V theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp công ty không đồng ý các quyết định và thông báo của Cục Thuế TP. Cần Thơ thì có quyền khiếu nại theo pháp luật khiếu nại và khởi kiện hành chính theo Luật Tố tụng hành chính. Căn cứ quyết định giải quyết khiếu nại hoặc phán quyết của tòa án, cục thuế sẽ chấp hành bản án, quyết định của tòa án./.

]]>
//tef20.com/cong-ty-cp-in-tong-hop-can-tho-can-nghiem-chinh-chap-hanh-quyet-dinh-truy-thu-tien-thue-dat-142488.html Văn Tuấn Wed, 27 Dec 2023 06:59:01 +0700
//tef20.com/bo-tai-chinh-trien-khai-dong-bo-cac-giai-phap-quan-ly-thu-thue-gop-phan-tang-thu-ve-ngan-sach-142484.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Năm 2023 một trong những thành công nổi bật của bắn ca h5 đó là triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thu chống thất thu ngân sách nhà nước NSNN Nhờ đó số thu NSNN vượt dự toán ở mức cao có nguồn lực triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp người dân Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu

Ngay từ đầu năm, để thực hiện tốt công tác quản lý thu, triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách ở mức cao nhất, bắn ca h5 đã phát động các phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN được giao.

bắn ca h5 đã chỉ đạo cơ quan thuế, cơ quan hải quan, triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thu ngân sách; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong quản lý thuế, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu; nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát hải quan, tăng cường chống thất thu gắn với cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế (NNT).

Nhiều lợi ích khi kết nối hóa đơn từ máy tính tiền với cơ quan thuế. Ảnh: TL

Đồng thời, các cơ quan thu tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, đối thoại, giải đáp, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc cho NNT; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kiểm tra trị giá hải quan; đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan, đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, trong đó tập trung kiểm tra chống gian lận về số lượng, xuất xứ hàng hóa…; kiểm soát chặt chẽ công tác miễn, giảm và hoàn thuế đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách; tăng cường quản lý, hạn chế nợ đọng thuế.

Về công tác hỗ trợ NNT, bắn ca h5 tiếp tục triển khai có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng các sản phẩm hỗ trợ NNT theo phương thức điện tử, mang lại hiệu quả cao trong việc hướng dẫn NNT thực hiện thủ tục hành chính thuế cũng như tiếp cận chính sách thuế.

Năm 2023, các cơ quan đã cung cấp thông tin thông qua hình thức thư điện tử cho hơn 5,3 triệu lượt NNT; thực hiện hỗ trợ cho hơn 260.000 lượt NNT thông qua zalo, fanpage của các cục thuế; tổ chức trên 620 buổi đối thoại với 135.000 lượt NNT tham gia; tổ chức 630 lớp tập huấn về các chính sách mới với 112.000 NNT tham dự. Tại bộ phận “một cửa”, cơ quan thuế đã trực tiếp hướng dẫn cho khoảng 802.000 lượt NNT và có 26.000 văn bản trả lời vướng mắc của NNT.

Xử lý vi phạm trên sàn thương mại điện tử 275 tỷ đồng

Kết quả quản lý đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh qua sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) như sau: đã thực hiện rà soát đối với 5.826 doanh nghiệp và 23.192 cá nhân. Số thuế kê khai thường xuyên (không phân biệt hoạt động kinh doanh TMĐT hay truyền thống) của các doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động kinh doanh trên sàn 10 tháng đầu năm 2023 tăng 318 tỷ đồng so với bình quân 10 tháng năm 2022. Đến nay, cơ quan thuế đã tiến hành truy thu, xử lý vi phạm đối với 179 doanh nghiệp và 1.061 cá nhân có hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch TMĐT với số tiền khoảng 275 tỷ đồng.

Những nỗ lực trong đổi mới phương thức, hình thức tuyên truyền, hỗ trợ của cơ quan thuế và cơ quan hải quan đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của NNT, từ đó tăng thu NSNN.

Cùng với đó, bắn ca h5 đã tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp quan trọng về tài khóa hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân với quy mô lớn (miễn, giảm, gia hạn cho hàng trăm nghìn đối tượng; 8 loại thuế, phí với quy mô lên đến khoảng 190 - 200 ngàn tỷ đồng), đẩy mạnh triển khai, kịp thời đưa các gói chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế vào cuộc sống, tiếp sức cho doanh nghiệp khơi thông nội lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Với sự quyết tâm cao của các đơn vị trong hệ thống tài chính (thuế, hải quan, kho bạc…); đồng thời, được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị có liên quan, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, công tác thu NSNN năm 2023 đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.

Tính đến ngày 25/12/2023, thu NSNN đạt 1.693,5 nghìn tỷ đồng, bằng 104,5% (tăng 72,7 nghìn tỷ đồng) so dự toán (ngân sách trung ương đạt 104,6% dự toán; ngân sách địa phương đạt 104,4% dự toán), giảm 4,2% so cùng kỳ năm 2022; trong đó, thu nội địa đạt 105,7% dự toán, thu từ dầu thô đạt 144,6% dự toán, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 92,1% dự toán.

Phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách năm 2024 ở mức cao nhất

Theo bắn ca h5 , năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn.

Cơ quan thuế, hải quan tăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ công tác quản lý và NNT.

Về thu ngân sách, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, với tổng số thu NSNN là 1.700.988 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa là 1.444.413 tỷ đồng; thu từ dầu thô là 46.000 tỷ đồng; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu là 204.000 tỷ đồng; thu viện trợ: 6.575 tỷ đồng

Để đảm bảo hoàn thành dự toán pháp lệnh, bắn ca h5 tập trung triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nhóm giải pháp. Theo đó, bộ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, kiểm soát chặt chẽ lạm phát, siết chặt kỷ cương kỷ luật trong quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; quyết liệt thực hiện công tác thu NSNN, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất.

Bên cạnh đó, ngành Tài chính tiếp tục triển khai các nghị quyết, kế hoạch, chương trình của Chính phủ với mục tiêu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số mạnh mẽ với mục tiêu tiến tới tài chính số.

Ngành Thuế, Hải quan tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ NNT phù hợp với diễn biến kinh tế thế giới và trong nước trong thời gian tới; đồng thời tập trung triển khai kịp thời, hiệu quả các giải pháp này nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo đà phát triển kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu.

Đồng thời, bắn ca h5 tiếp tục thực hiện tốt chương trình xây dựng chính sách pháp luật về thuế để bảo đảm công bằng, chú trọng hiệu quả thu thuế. Tin tưởng rằng, với quyết tâm và nỗ lực triển khai các nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2024, ngành Tài chính sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao./.

Ban hành 18.131 quyết định hoàn thuế GTGT với tổng số tiền 139.868 tỷ đồng

Về giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), bắn ca h5 đảm bảo giải quyết kịp thời, chặt chẽ, đúng quy định, công khai, minh bạch.

Với việc quyết liệt, khẩn trương của cơ quan thuế các cấp, công tác quản lý hoàn thuế GTGT đã có chuyển biến khá tích cực thời gian qua. Cụ thể trong năm 2023, cơ quan thuế đã ban hành 18.131 quyết định hoàn thuế GTGT, với tổng số tiền thuế hoàn là 139.868 tỷ đồng, bằng 88,6% ước thực hiện bắn ca h5 đã báo cáo Chính phủ, bằng 97% so với cùng kỳ năm 2022. Dự kiến cả năm 2023, cơ quan thuế ước ban hành gần 20.000 quyết định hoàn thuế GTGT, với tổng số tiền thuế hoàn khoảng 152.000 tỷ đồng, bằng 100,9% cùng kỳ năm 2022.

Đã thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với 7.275 quyết định hoàn, tương ứng với tổng số tiền hoàn là 45.757 tỷ đồng. Tổng số thuế truy hoàn và phạt là 324 tỷ đồng (trong đó: số thuế truy hoàn là 247 tỷ đồng, phạt là 77 tỷ đồng).

]]>
//tef20.com/bo-tai-chinh-trien-khai-dong-bo-cac-giai-phap-quan-ly-thu-thue-gop-phan-tang-thu-ve-ngan-sach-142484.html Minh Anh Wed, 27 Dec 2023 03:41:45 +0700
//tef20.com/cuc-thue-tp-ho-chi-minh-thuc-hien-dong-bo-cac-bien-phap-quan-ly-thue-142447.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Với sự nỗ lực lớn trong công tác quản lý và triển khai thu ngân sách nhà nước NSNN trên địa bàn năm 2023 Cục Thuế TP Hồ Chí Minh thu NSNN được 318 288 tỷ đồng đạt 98 4 dự toán pháp lệnh bằng 94 4 so với cùng kỳ năm 2022 Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ trong năm 2024 góp phần cho chính quyền thành phố thực hiện các chỉ tiêu kinh tế trên địa bàn Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thuế Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Đỗ Doãn

Nỗ lực thu ngân sách trong bối cảnh khó khăn

Ngày 26/12, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2023 và triển khai phương hướng, mục tiêu, biện pháp trọng tâm thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2024.

Theo báo cáo tại hội nghị, TP. Hồ Chí Minh triển khai nhiệm vụ năm 2023 trong bối cảnh kinh tế thành phố nói riêng và cả nước nói chung phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức khi sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu suy giảm, thương mại tăng trưởng chậm, giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp.

Quản lý chặt chẽ nguồn thu, chống thất thu thuế

Song song với việc triển khai tốt các biện pháp nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cũng đã thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp quản lý thuế như quản lý chặt chẽ nguồn thu, tăng cường công tác quản lý thu qua công cụ kiểm soát rủi ro, tăng cường chống thất thu ngân sách gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, tăng cường quản lý nợ thuế, đẩy mạnh quản lý nội ngành.

Với vai trò là cơ quan quản lý thu trên địa bàn, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã triển khai nghiêm Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ, thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của UBND TP. Hồ Chí Minh, bắn ca h5 , Tổng cục Thuế, tranh thủ sự hỗ trợ, phối hợp của cấp ủy, chính quyền địa phương, của các sở, ngành trên địa bàn; đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai kịp thời các Nghị quyết, chính sách về thuế của Quốc hội, Chính phủ để kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ người nộp thuế (NNT) phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Với sự nỗ lực lớn trong công tác quản lý và triển khai thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn, Cục Thuế thu NSNN cả năm 2023 được 318.288 tỷ đồng, đạt 98,4% dự toán pháp lệnh, bằng 94,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trên tinh thần phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách ở mức cao nhất, cục thuế sẽ nỗ lực triển khai các biện pháp hiệu quả nhằm đôn đốc kịp thời các khoản phải nộp qua kết luận thanh tra, kiểm tra, tăng cường đôn đốc các khoản nợ thuế, các khoản gia hạn đến hạn nộp, đồng thời phối hợp với các sở ngành rà soát các khoản thu khác nộp kịp thời vào NSNN, phấn đấu cả năm 2023 thu đạt trên 100% dự toán pháp lệnh.

Phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu năm 2024

Bước vào năm 2024, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ thu NSNN giai đoạn 2020-2025 của ngành Thuế và góp phần cho chính quyền thành phố hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế trên địa bàn, với 5 nhiệm vụ trọng tâm.

Theo đó, đơn vị sẽ triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp quản lý thu; hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN được giao và các chỉ tiêu nhiệm vụ theo chức năng với nỗ lực cao nhất. Kế đến là thực hiện thắng lợi Chiến lược cải cách hệ thống Thuế đến năm 2030 mà trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện công tác quản lý thuế dựa trên nền tảng thuế điện tử.

Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, đổi mới và đa dạng các hình thức tuyên truyền hỗ trợ, chú trọng cung cấp các dịch vụ thuế điện tử nhằm tạo thuận lợi giảm chi phí và thời gian cho người nộp thuế. Triển khai kịp thời các chính sách thuế mới, các chính sách miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ người nộp thuế nhanh chóng phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu lực trong năm 2024. Thực hiện tốt công tác nội ngành; công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thuế
Ảnh minh họa

Phát biểu tại hội nghị, ông Phi Vân Tuấn đã thay mặt lãnh đạo Tổng cục Thuế biểu dương và đánh giá cao những thành tích mà Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đạt được trong năm 2023. Về triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế lưu ý đơn vị cần chú trọng các nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến công tác thực hiện dự toán thu NSNN; công tác hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; công tác kiểm tra giám sát ở tất cả các khâu trong quá trình quản lý thuế; công tác chống thất thu trên các ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao; công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy trình, thủ tục và quy định của Luật Quản lý thuế; công tác phối hợp với các sở, ngành trong quản lý thu thuế; tập trung rà soát người nộp thuế thuộc diện điều chỉnh của thuế tối thiểu toàn cầu để đưa vào quản lý; tăng cường phân công, phân nhiệm và trách nhiệm của cơ quan thuế, cán bộ công chức thuế trong thực thi nhiệm vụ…

‘‘Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cần tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương nội ngành, nâng cao tinh thần trách nhiệm, văn hóa công sở của đội ngũ cán bộ công chức trong thực thi công vụ, đặc biệt là các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với người nộp thuế, tránh để xảy ra những trường hợp đáng tiếc…’’ - ông Tuấn nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Nam Bình - Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cam kết sẽ tổng hợp những nội dung được Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế lưu ý để đưa vào chương trình, mục tiêu, phương hướng triển khai nhiệm vụ nga trong những ngày tới.

Chú trọng kết nối hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Theo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động cung cấp dịch vụ trực tuyến nhằm hỗ trợ người nộp thuế trong các giao dịch hành chính thuế như kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, liên thông giải quyết hồ sơ nhà đất với Sở Tài nguyên - Môi trường TP. Hồ Chí Minh… công tác triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền giai đoạn II đối với hộ, cá nhân kinh doanh cũng được toàn đơn vị tập trung chú trọng.

Kết quả, tính đến ngày 21/12/2023, số lượng người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền trên toàn địa bàn là 6.159, gồm 4.839 doanh nghiệp và 1.320 hộ kinh doanh, đạt 84% kế hoạch. Ước thực hiện đến 31/12/2023 Cục Thuế Thành phố sẽ đạt 100% so với kế hoạch. Bên cạnh đó, Cục Thuế tiếp tục triển khai chương trình “Hóa đơn may mắn” nhằm khuyến khích người tiêu dùng lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ để tăng cường quản lý doanh thu kinh doanh, tránh thất thu thuế.

]]>
//tef20.com/cuc-thue-tp-ho-chi-minh-thuc-hien-dong-bo-cac-bien-phap-quan-ly-thue-142447.html Doãn Thiệu Wed, 27 Dec 2023 00:00:22 +0700
//tef20.com/chinh-sach-thue-la-diem-tua-cho-doanh-nghiep-vuot-kho-142406.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Năm 2023 đi qua để lại nhiều dấu ấn trong đó chính sách thuế điểm tựa cho doanh nghiệp vượt khó là một trong những thành công trong điều hành của bắn ca h5 Chính sách thuế là “điểm tựa” cho doanh nghiệp vượt khó Nguồn: bắn ca h5 Đồ họa: Phương Anh

“Liều doping cho nền kinh tế"

bắn ca h5 đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trình cấp thẩm quyền ban hành các gói chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất năm 2023 với quy mô khoảng 200 nghìn tỷ đồng (miễn, giảm 79 nghìn tỷ đồng; gia hạn 121 nghìn tỷ đồng).

Trong đó, có nhiều chính sách giảm thuế được người dân, doanh nghiệp đánh giá cao, như: giảm 2% thuế giá trị gia tăng; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn; gia hạn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023; giảm 10-50% đối với 36 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng cuối năm 2023. Có chính sách lên tới hơn 100 nghìn tỷ đồng. Riêng chính sách giảm 36 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng cuối năm 2023 của bắn ca h5 dự kiến tác động giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 700 tỷ đồng.

“Doanh nghiệp được tiếp thêm động lực”, “liều doping cho nền kinh tế”, “giảm thuế, lợi ích kép cho doanh nghiệp”... là những nhận định, lời khen của các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, nhà khoa học, đại biểu Quốc hội hay của chính doanh nghiệp, dành cho chính sách nhân văn này.

Từ người dân cho đến các doanh nghiệp, được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế GTGT theo các cách khác nhau. Ví dụ như khách sạn Hà Nội Daewoo, mỗi ngày đón hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến sử dụng dịch vụ, từ ăn uống, giải trí đến lưu trú. Ông Sunny Ghaiee - quyền Giám đốc Điều hành Khách sạn Hà Nội Daewoo cho biết: “Với khách lẻ, mức giảm sẽ không thấy đáng kể, nhưng với nhóm khách 5 - 6 người, thậm chí những tiệc 10 - 20 người, khách hàng của chúng tôi đã thấy ngay được số tiền giảm lớn như thế nào. Điều này cũng khiến tỷ lệ lấp đầy của nhà hàng chúng tôi tăng hơn, giá dịch vụ cạnh tranh hơn”.

“Liều thuốc” hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc tiếp tục giảm nhiều loại thuế, phí trong năm 2024 sẽ là “liều thuốc” hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi nhanh, qua đó hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% năm 2024 và cả giai đoạn 2021 - 2025 mà Quốc hội, Chính phủ đã đề ra.

Chia sẻ với báo giới, đại diện hợp tác xã (HTX) vận tải Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh) cho biết, HTX hiện có khoảng 700 xe hoạt động, trong đó có khoảng 150 xe khách chạy tuyến cố định đi các tỉnh thành phố, số còn lại là xe chạy hợp đồng và lúc cao điểm có thể lên đến hàng nghìn xe. Theo tính toán, giảm GTGT, chi phí đầu vào của HTX cũng giảm theo.

Chẳng hạn với một xe vận tải hành khách khách 45 chỗ, mỗi tháng chi trung bình khoảng 500.000 - 600.000 đồng phí đường cao tốc (tùy tuyến). Nhưng được giảm GTGT 2%, HTX sẽ giảm được một phần phí đường cao tốc. Chi phí này có thể bù vào việc giảm giá vé cho hành khách, từ đó thu hút được nhiều người đi xe khách hơn. Ngoài ra, HTX cũng sẽ giảm được chi phí đầu vào từ chính sách giảm GTGT 2%.

Củng cố niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp

Chính sách thuế là “điểm tựa” cho doanh nghiệp vượt khó
Ảnh minh họa

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc tiếp tục giảm nhiều loại thuế, phí trong năm 2024 sẽ là “liều thuốc” hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi nhanh, qua đó hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% năm 2024 và cả giai đoạn 2021 - 2025 mà Quốc hội, Chính phủ đã đề ra.

GS. TS Andreas Stoffers - Giám đốc quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) Việt Nam khẳng định, các biện pháp chính sách tài khóa của Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng, hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế. Một quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng ổn định như Việt Nam có thể thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hơn nếu chính sách này đi đôi với tăng trưởng kinh tế.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc cắt giảm thuế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là chìa khóa thành công. Chính sách tài khóa đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo đạt được các mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn hiện nay.

Sự hỗ trợ này góp phần tiếp sức thêm cho sự phục hồi của doanh nghiệp, cũng như người dân thông qua kích cầu tiêu dùng. Điều này được thể hiện rất rõ khi đến cuối năm 2023, kinh tế của Việt Nam đã có sự tăng trưởng rõ rệt so với các quý trước đó trong năm. Đồng thời, khi nhận định tình hình còn tiếp tục khó khăn sang năm 2024, bắn ca h5 đã trình Chính phủ trình Quốc hội việc tiếp tục giảm 2% thuế GTGT vào nửa năm 2024 được đánh giá là sẽ tạo tác động tích cực tới niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Cùng với những chính sách về miễn giảm thuế, phí, việc tiếp tục giảm 2% GTGT giúp cho các doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay để phục hồi và có thêm động lực hơn trong việc triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Điều quan trọng hơn cả là sự hỗ trợ này thể hiện tinh thần đồng hành của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh khó khăn hiện nay, giúp doanh nghiệp cảm thấy không bị bỏ rơi trong gian khó. Qua đó, doanh nghiệp có niềm tin tích cực hơn vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Cũng có ý kiến lo ngại, việc giảm thuế thì số thu NSNN sẽ sụt giảm và có thể sẽ có tác động ít nhiều tới đầu tư công. Tuy nhiên, những biện pháp này thường mang tính chất ngắn hạn nên về lâu dài, Chính phủ vẫn cần phải tiếp tục đánh giá thêm những biện pháp vĩ mô mang tầm bao quát hơn, để không chỉ hỗ trợ cho doanh nghiệp qua việc giảm thuế GTGT mà còn điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô cũng như tăng thêm các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân để kích thích nền kinh tế phát triển.

“Tiền tươi thóc thật”

Tiêu dùng trong nước năm 2022 tăng trưởng ở mức cao, nhưng bước sang năm 2023, tiêu dùng rất thấp, cho thấy đầu ra của các doanh nghiệp rất khó khăn. Vì vậy, trong năm 2023, Chính phủ và Quốc hội đã có những chính sách tài khóa để hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất cũng như kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu. Chính sách giảm thuế GTGT cho nhiều mặt hàng; giảm 36 loại phí, lệ phí; giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước…, giúp giảm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hạ giá thành sản phẩm, kích cầu tiêu dùng.

Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế dự báo vẫn còn khó khăn thì bên cạnh các chính sách hỗ trợ về tiền tệ như giảm lãi suất, chính sách tài khóa rất quan trọng giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi.

“Chính sách giảm thuế, phí được các doanh nghiệp đánh giá rất cao. Bởi nhóm chính sách này đi nhanh vào thực tế, thường không phải qua các khâu triển khai, thực hiện vốn mất nhiều thời gian, có thể cũng không hiệu quả. Ngoài ra, nó mang lại lợi ích trực tiếp, theo ngôn ngữ dân dã là “tiền tươi thóc thật” nên doanh nghiệp tiếp cận rất dễ dàng, công bằng, minh bạch” - ông Tuấn nói.

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của bắn ca h5 trong điều hành chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức đang phải đối mặt, có những điểm nghẽn cần khơi thông. Để phục hồi và phát triển nền kinh tế thì nguồn lực tài chính là quan trọng, nhưng điều còn quan trọng hơn đó cần sự phối hợp tổng thể của các giải pháp, trong đó có chính sách tiền tệ và hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp. Cùng với đó, một trong những giải pháp quan trọng là thể chế. Thể chế tốt có thể khơi thông nguồn lực và giúp "tiền đẻ ra tiền"./.

]]>
//tef20.com/chinh-sach-thue-la-diem-tua-cho-doanh-nghiep-vuot-kho-142406.html Minh Anh Tue, 26 Dec 2023 22:44:04 +0700
//tef20.com/cuc-thue-tp-ho-chi-minh-tiep-tuc-trien-khai-hieu-qua-cac-giai-phap-thu-ngan-sach-nha-nuoc-142441.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Phát huy kết quả tích cực đạt được trong thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm 2023 đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tiếp tục tập trung triển khai hiệu quả nhiều giải pháp với nỗ lực quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ này ở mức cao nhất trong năm 2024 Ngày 26/12, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2023 và triển khai phương hướng, mục tiêu, biện pháp trọng tâm thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2024. Cùng dự hội nghị với cán bộ, công chức Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh có ông Phi Vân Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành TP. Hồ Chí Minh…

Ông Phi Vân Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Đỗ Doãn
Ông Phi Vân Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Đỗ Doãn

Hoàn thành vượt chỉ tiêu thu ngân sách năm 2023

Theo báo cáo tại hội nghị, với vai trò là cơ quan quản lý thu ngân sách trên địa bàn, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã nghiêm túc triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ, thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của UBND TP. Hồ Chí Minh, bắn ca h5 , Tổng cục Thuế; tranh thủ sự hỗ trợ, phối hợp của cấp ủy, chính quyền địa phương, của các sở, ngành trên địa bàn; đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai kịp thời các nghị quyết, chính sách về thuế của Quốc hội, Chính phủ để kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ người nộp thuế (NNT) phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Song song với việc triển khai tốt các biện pháp nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cũng thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp quản lý thuế như quản lý chặt chẽ nguồn thu, tăng cường công tác quản lý thu qua công cụ kiểm soát rủi ro; tăng cường chống thất thu ngân sách gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, tăng cường quản lý nợ thuế, đẩy mạnh quản lý nội ngành.

Với tất cả mọi nỗ lực trong công tác quản lý và triển khai thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh ước thực hiện thu NSNN cả năm 2023 được 318.288 tỷ đồng, đạt 98,4% dự toán pháp lệnh, giảm 5,6% (so với cùng kỳ năm 2022).

‘‘Tuy nhiên, với tinh thần phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách ở mức cao nhất, toàn đơn vị sẽ nỗ lực triển khai các biện pháp hiệu quả nhằm đôn đốc kịp thời các khoản phải nộp qua kết luận thanh tra, kiểm tra, tăng cường đôn đốc các khoản nợ thuế, các khoản gia hạn đến hạn nộp; đồng thời phối hợp với các sở, ngành trên địa bàn rà soát các khoản thu khác nộp kịp thời vào NSNN, phấn đấu cả năm 2023 thu đạt trên 100% dự toán pháp lệnh’’ - báo cáo cho biết.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng đánh giá cao kết quả công tác thu ngân sách năm 2023 của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Đỗ Doãn
Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng đánh giá cao kết quả công tác thu ngân sách năm 2023 của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Đỗ Doãn

Tập trung các nhóm giải pháp thu ngân sách năm 2024

Cũng theo báo cáo, năm 2024 là năm then chốt, có vai trò quyết định trong hoàn thành các chỉ tiêu mà Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã đặt mục tiêu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ chính trị được giao với một số nhiệm vụ trọng tâm gồm:

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp quản lý thu; hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN được giao và các chỉ tiêu nhiệm vụ theo chức năng với nỗ lực cao nhất; thực hiện thắng lợi Chiến lược cải cách hệ thống Thuế đến năm 2030 mà trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện công tác quản lý thuế dựa trên nền tảng thuế điện tử;

Tăng cường cải cách thủ tục hành chính; đổi mới và đa dạng các hình thức tuyên truyền hỗ trợ, chú trọng cung cấp các dịch vụ thuế điện tử, nhằm tạo thuận lợi giảm chi phí và thời gian cho người nộp thuế; triển khai kịp thời các chính sách thuế mới, các chính sách miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ người nộp thuế nhanh chóng phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu lực trong năm 2024...;

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm này, báo cáo cho biết, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai đồng bộ các nhóm biện pháp quản lý hiệu quả trên mọi lĩnh vực công tác ngay từ đầu năm, đó là:

Nhóm biện pháp về chỉ đạo, điều hành thu; nhóm biện pháp về tuyên truyền, đẩy mạnh các biện pháp cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế;

Nhóm biện pháp về quản lý nguồn thu và quản lý kê khai;

Nhóm biện pháp về thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế và quản lý nợ thuế;

Song song với các biện pháp về nghiệp vụ, Cục Thuế thành phố chú trọng công tác quản lý nội ngành.

Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Nam Bình cam kết tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp thu ngân sách nhà nước trong năm 2024. Ảnh: Đỗ Doãn

Chú trọng kiểm tra nội ngành và tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp

Tại hội nghị, đại diện một số phòng, chi cục thuế; đại diện UBND TP Thủ Đức, UBND quận 1, Trung tâm Đăng ký đất đai (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) đã trình bày các tham luận với nội dung liên quan đến công tác quản lý thuế, công tác kiểm tra nội ngành, gia tăng nguồn thu từ đất và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế… Kết quả chung từ các tham luận cho thấy, nhiều đơn vị trực thuộc Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã chủ động phối hợp tốt với cấp chính quyền, sở, ngành trên địa bàn để thực hiện việc quản lý thuế ngày càng hiệu quả hơn.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Dũng và ông Phi Vân Tuấn đã biểu dương và đánh giá cao những kết quả mà cán bộ, công chức Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đạt được trong năm 2023, đặc biệt là công tác thu ngân sách, công tác chống thất thu, cũng như công tác hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

‘‘Trong bối cảnh thu NSNN chịu tác động kép từ kinh tế cũng như việc thực hiện các chính sách miễn giảm ngoài dự toán để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu, nhằm tăng thu cho NSNN thì có thể nói đây là nỗ lực rất lớn và là điểm sáng nổi bật của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh trong việc thực hiện nhiệm vụ năm 2023’’ - ông Phi Vân Tuấn nhấn mạnh.

Chỉ đạo việc triển khai nhiệm vụ năm 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phi Vân Tuấn đã lưu ý cán bộ, công chức Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cần chú trọng đến công tác thực hiện dự toán thu NSNN; tăng cường công tác hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra giám sát ở tất cả các khâu trong quá trình quản lý thuế;

Kế đến là tăng cường công tác chống thất thu trên các ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao; tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế nợ thuế theo đúng quy trình, thủ tục và quy định của Luật Quản lý thuế; đẩy mạnh phối hợp với các sở, ngành trong quản lý thu thuế; tập trung rà soát người nộp thuế thuộc diện điều chỉnh của thuế tối thiểu toàn cầu để đưa vào quản lý; tăng cường phân công, phân nhiệm và trách nhiệm của cơ quan thuế, cán bộ công chức thuế trong thực thi nhiệm vụ…

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Đỗ Doãn
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Đỗ Doãn

‘‘Cuối cùng là quán triệt, tăng cường kỷ luật, kỷ cương nội ngành, nâng cao tinh thần trách nhiệm, văn hóa công sở của đội ngũ cán bộ công chức trong thực thi công vụ, đặc biệt là các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với người nộp thuế, tránh để xảy ra những trường hợp đáng tiếc…’’ - ông Tuấn nhấn mạnh.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, ông Nguyễn Nam Bình - Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, tiếp thu chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Thuế, UBND thành phố; cam kết sẽ tổng hợp những nội dung được Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế lưu ý để đưa vào chương trình, mục tiêu, phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngay những ngày cuối năm 2023.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phi Vân Tuấn, song song với việc tổ chức triển khai thực hiện dự toán thu NSNN, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cũng cần phải quan tâm đến công tác hỗ trợ người nộp thuế, trả lời, tháo gỡ các vước mắc khi thực hiện các chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế trong việc kê khai, nộp thuế, hoàn thuế... theo đúng tinh thần lấy người nộp thuế làm trung tâm, thụ hưởng các dịch vụ do cơ quan thuế cung cấp.

Bên cạnh đó, cục thuế cũng cần tuyên truyền, hướng dẫn các chính sách thuế, nhất là các chính sách thuế mới, các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho người dân và doanh nghiệp để có thêm nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu, góp phần tăng thu cho NSNN.

]]>
//tef20.com/cuc-thue-tp-ho-chi-minh-tiep-tuc-trien-khai-hieu-qua-cac-giai-phap-thu-ngan-sach-nha-nuoc-142441.html Đỗ Doãn Tue, 26 Dec 2023 13:25:43 +0700
//tef20.com/ha-noi-ly-giai-ve-khoan-thu-tu-su-dung-dat-nam-2023-khong-dat-ke-hoach-142292.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Theo UBND TP Hà Nội tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố năm 2023 đạt hơn 400 nghìn tỷ đồng Tuy nhiên có một số khoản thu không đạt trong đó đáng chú ý là khoản thu từ sử dụng đất do nhiều nguyên nhân khách quan Hà Nội lý giải về khoản thu từ sử dụng đất không đạt kế hoạch Hà Nội lý giải về khoản thu từ sử dụng đất không đạt kế hoạch. Ảnh: TL

Vướng từ công tác xác định giá đất

Theo UBND TP. Hà Nội, trong năm 2023, thành phố đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 26/7/2023 về việc chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành pháp luật về tài chính – ngân sách nhà nước.

Đối với công tác thu ngân sách, thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, đôn đốc thu hồi nợ thuế, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu ngân sách; triển khai hiệu quả các chính sách gia hạn, miễn, giảm các loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất. Cùng với đó, thành phố đã kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh ủy quyền cho các quận, huyện, thị xã liên quan đến lĩnh vực đất đai góp phần đẩy nhanh tiến độ thu tiền sử dụng đất.

Số liệu từ UBND TP. Hà Nội cho thấy, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn năm 2023 ước thực hiện 400.421 tỷ đồng, đạt 113,5% dự toán, tăng 20,0% (so với thực hiện năm 2022). Trong đó, thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước thực hiện 23.610 tỷ đồng, đạt 87,4% dự toán, bằng 89,7% so với thực hiện năm 2022; thu nội địa (không kể dầu thô) ước thực hiện 373.096 tỷ đồng, đạt 115,2% dự toán, tăng 22,8%.

Có 11 lĩnh vực, khoản thu đạt và vượt dự toán. Tuy nhiên, còn 7 lĩnh vực, khoản thu dự kiến không đạt dự toán, gồm: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; thu tiền sử dụng đất; tiền thuê mặt đất, mặt nước; thu tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; thuế thu nhập cá nhân; thuế bảo vệ môi trường; lệ phí trước bạ; đặc biệt, khoản thu tiền sử dụng đất ước hết năm đạt 86,2% dự toán (14.650 tỷ đồng/17.000 tỷ đồng dự toán giao).

Theo kế hoạch đầu năm 2023, TP. Hà Nội giao chỉ tiêu nguồn thu từ đất cho các quận, huyện, thị xã là 17.000 tỷ đồng. Trong đó, 11.721 tỷ đồng sử dụng trong kế hoạch đầu tư công năm 2023.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một số khoản thu không đạt dự toán do thị trường bất động sản trầm lắng. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản giảm doanh thu, số thuế phải nộp do không có thêm các dự án mới, sản phẩm mới và sản lượng tiêu thụ sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, do thực hiện các chính sách gia hạn, miễm giảm thuế, phí, tiền thuê đất,… theo quy định của trung ương.

Ngoài ra, công tác tổ chức đấu giá tiếp tục gặp nhiều khó khăn do vướng mắc liên quan đến các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, giải phóng mặt bằng, giao đất,…"Công tác xác định giá đất gặp nhiều khó khăn do vướng mắc về chính sách, thủ tục đấu giá đất còn phát sinh thủ tục hành chính (chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án trên 2 ha phải dành quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội),... dẫn đến nguồn thu từ đấu giá đất (chiếm 60 - 80% tổng thu sử dụng đất) đạt thấp" - ông Hà Minh Hải lý giải.

Hà Nội lý giải về khoản thu từ sử dụng đất không đạt kế hoạch
UBND TP. Hà Nội xác định nguồn thu từ đất là nguồn lực chính đầu tư của các quận, huyện, thị xã. Ảnh: TL

Nâng cao tính công khai, minh bạch, hiệu quả trong đấu giá đất

Ông Hà Minh Hải nhấn mạnh, để hoàn thành nhiệm vụ thu tiền sử dụng đất, thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành và các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường công tác tuyên truyền về đấu giá quyền sử dụng đất; nâng cao tính công khai, minh bạch, hiệu quả trong đấu giá quyền sử dụng đất.

UBND TP. Hà Nội xác định nguồn thu từ đất là nguồn lực chính đầu tư của các quận, huyện, thị xã. Do đó, UBND thành phố đã yêu cầu Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị để tổng hợp số liệu liên quan đến khả năng đấu thầu, đấu giá của 30 quận, huyện, thị xã từ nguồn thu từ đất...

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện tốt Công điện số 1767/CĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ có về tình hình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; văn bản số 5370/BXD-QLN ngày 24/12/2021 của Bộ Xây dựng về việc đánh giá và rà soát nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản và tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường bất động sản...

UBND thành phố cũng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để đấu giá quyền sử dụng đất đối với quỹ đất đã đủ điều kiện; ưu tiên đấu giá các khu đất tại các vị trí có lợi thế, có giá trị quyền sử dụng đất cao nhằm thúc đẩy tăng thu ngân sách từ đấu giá.

Các quận, huyện, thị xã cần chủ động đề xuất UBND TP. Hà Nội cho phép thực hiện các thủ tục điều chỉnh phương án đấu giá quyền sử dụng đất cho “đối tượng tham gia là tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư” sang “đối tượng tham gia là hộ gia đình, cá nhân” trong trường hợp đã tổ chức đấu giá không thành hoặc mời đấu giá từ 2 lần trở lên nhưng không có người tham gia, đảm bảo phù hợp với nhu cầu của thị trường; sớm đưa đất vào sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

Song song đó, chính quyền các quận, huyện, thị xã khẩn trương phối hợp với cơ quan thuế hoàn thành việc thu tiền trúng đấu giá; hủy kết quả trúng đấu giá đối với các cá nhân, tổ chức trúng đấu giá không nộp tiền đủ và đúng thời hạn theo quy định.

Được biết, những ngày cuối năm 2023, có 10 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Hà Nội đang gấp rút tổ chức các phiên đấu giá quyền sử dụng đất; có địa phương đấu giá vào cả Chủ nhật ngày 31/12, với hàng trăm ô đất, dự kiến thu về hàng trăm tỷ đồng.

Các địa phương gồm: Sơn Tây, Thường Tín, Thanh Trì, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Mỹ Đức, Mê Linh, Ba Vì, Tây Hồ và Hoàng Mai. Ngoài đấu giá đất ở, đất ở đô thị và đất để triển khai thực hiện dự án, các địa phương còn tổ chức đấu giá đất nông nghiệp và dự án bãi đỗ xe.

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua nghị quyết về tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 làm căn cứ thu tiền sử dụng đất khi giao đất không thông qua đấu giá; thu tiền sử dụng đất khi tổ chức được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thu tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn TP. Hà Nội áp dụng tại 5 khu vực trên địa bàn thành phố và được điều chỉnh tăng so với năm 2023 trung bình tại các quận khoảng gần 17% và tại các huyện khoảng 22%.

]]>
//tef20.com/ha-noi-ly-giai-ve-khoan-thu-tu-su-dung-dat-nam-2023-khong-dat-ke-hoach-142292.html Nam Khánh Tue, 26 Dec 2023 01:22:07 +0700
//tef20.com/tp-ho-chi-minh-no-luc-hoan-thanh-100-du-toan-thu-ngan-sach-noi-dia-142274.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Theo tính toán số thu ngân sách nội địa của TP Hồ Chí Minh cả năm 2023 chỉ đạt khoảng 98 4 dự toán Không bằng lòng với thực tế này toàn Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nội ngành với quyết tâm hoàn thành 100 nhiệm vụ thu ngân sách được giao trong năm 2023 2 lý do khách quan khiến nguồn thu nội địa suy giảm

Trong báo cáo đánh giá tình hình thu ngân sách nội địa gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, khả năng thu ngân sách tháng cuối năm được khoảng 26.174 tỷ đồng, giảm 9,9% (so với cùng kỳ năm 2022). Ước cả năm 2023, đơn vị thu được khoảng 318.288 tỷ đồng, đạt 98,4% dự toán và giảm 5,6%, tức hụt thu ước tính khoảng 5.287 tỷ đồng so với dự toán.

TP. Hồ Chí Minh: Đối thoại, tháo gỡ vướng mắc về chính sách thuế cho hơn 570 doanh nghiệp
Một buổi đối thoại, tháo gỡ vướng mắc về chính sách thuế cho các doanh nghiệp trên địa bàn của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Đỗ Doãn

Theo phân tích của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, có 2 nguyên nhân khách quan khiến công tác thu ngân sách nội địa sau 11 tháng của đơn vị chưa đạt kết quả như kỳ vọng. Nguyên nhân thứ nhất, đó là do tình hình kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhiều diễn biến khó lường, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm, chuỗi cung ứng chưa được phục hồi hoàn toàn, lạm phát tăng...

Tại TP. Hồ Chí Minh, dù kinh tế đã cải thiện dần so với giai đoạn đầu năm nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn chưa đạt như kỳ vọng do thị trường bất động sản chưa phục hồi, thị trường tài chính, chứng khoán còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến sự phục hồi của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Theo Quyết định 2570/QĐ-BTC ngày 7/12/2022 của Bộ trưởng bắn ca h5 và Quyết định 4312/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND TP. Hồ Chí Minh, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã nhận dự toán pháp lệnh thu ngân sách nhà nước năm 2023 là 323.575 tỷ đồng, trong đó thu nội địa là 307.575 tỷ đồng, thu từ dầu thô là 16.000 tỷ đồng.

Trong bối cảnh như vậy, nhằm kịp thời hỗ trợ người nộp thuế, Chính phủ đã ban hành một số chính sách gia hạn, miễn, giảm các loại thuế, phí, lệ phí như Nghị định số 12/2023/NĐ-CP quy định về việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023; Nghị định số 41/2023/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc được sản xuất, lắp ráp trong nước; Nghị định số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội...

Ước tổng số tiền miễn giảm trong 11 tháng đầu năm là 10.246 tỷ đồng, ước tổng số tiền thuế được gia hạn là 11.755 tỷ đồng. Đây được xem là nguyên nhân thứ 2 khiến ngân sách của thành phố hụt thu.

Tập trung đẩy mạnh giải pháp nội ngành cho nhiệm vụ thu ngân sách

Theo chia sẻ của lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, dù thực tế khó khăn nhưng trên tinh thần phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách ở mức cao nhất, toàn đơn vị sẽ triển khai các giải pháp nội ngành qua công tác thanh tra kiểm tra, quản lý nợ… Đồng thời, đơn vị phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường để rà soát khai thác các nguồn thu từ đất cũng như các khoản thu khác, với mục tiêu phấn đấu cả năm 2023 phải thu được 323.600 tỷ đồng, đạt 100% dự toán pháp lệnh.

Giao dịch tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh. Ảnh Đỗ Doãn
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục kê khai nộp thuế tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Đỗ Doãn

Nhằm thực hiện mục tiêu trên, lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức đôn đốc, triển khai có hiệu quả các giải pháp thu thường xuyên như tăng cường công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nuôi dưỡng tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước qua việc triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Chính phủ để doanh nghiệp và người dân được thụ hưởng kịp thời.

Cục thuế tăng cường công tác quản lý nguồn thu, khai thác các nguồn thu còn dư địa, quản lý tốt công tác kê khai, công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế; theo dõi sát tiến độ thu nợ, triển khai đồng bộ các biện pháp tăng cường đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy định…

Cụ thể như tập trung kiểm tra, rà soát chặt chẽ hồ sơ khai thuế trên hệ thống quản lý người nộp thuế để đôn đốc thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thu thường xuyên; tổ chức rà soát kỹ các báo cáo tài chính, nắm bắt kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trọng điểm, tập đoàn, tổng công ty, các ngân hàng thương mại để đôn đốc nộp kịp vào ngân sách; đôn đốc những khoản thuế, tiền thuê đất đã hết thời gian gia hạn tại Nghị định số 12/2023/NĐ-CP và Nghị định số 36/2023/NĐ-CP theo đúng quy định, tránh tình trạng phát sinh số tiền nợ thuế, tiền chậm nộp thuế.

‘‘Cục thuế cũng tập trung tham mưu, báo cáo UBND thành phố chỉ đạo các đơn vị có liên quan rà soát tháo gỡ, xử lý thủ tục các dự án để có cơ sở thu, bù đắp các khoản hụt thu; phối hợp với các cơ quan địa phương tham mưu cấp có thẩm quyền đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất, đẩy nhanh tiến độ thu các khoản thu từ đất vào ngân sách nhà nước…’’ – lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết.

Nhiều khoản thu ngân sách từ hoạt động sản xuất kinh doanh suy giảm

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2023, thu ngân sách từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được 173.927 tỷ đồng, đạt 89,6% dự toán pháp lệnh năm và giảm 1% so với cùng kỳ 2022, trong đó thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước trung ương giảm 10%, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương giảm 0,6%, thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 4,7%...

]]>
//tef20.com/tp-ho-chi-minh-no-luc-hoan-thanh-100-du-toan-thu-ngan-sach-noi-dia-142274.html Đỗ Doãn Mon, 25 Dec 2023 07:19:18 +0700
//tef20.com/tp-ho-chi-minh-nang-cao-y-thuc-ve-hoa-don-trong-kinh-doanh-xang-dau-142174.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Dù đã có quy định buộc phải xuất hóa đơn điện tử ngay sau từng lần bán hàng kể từ ngày 1 7 2022 nhưng tại TP Hồ Chí Minh hiện mới chỉ có một số ít doanh nghiệp xăng dầu thực hiện quy định này Theo khuyến nghị của lãnh đạo Cục Thuế TP Hồ Chí Minh nếu sau tháng 12 2023 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nào không thực hiện sẽ bị xử phạt theo quy định Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Tiến Dũng cam kết đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xăng dầu thực hiện quy định. Ảnh: Doãn Thiệu

Mới có 2 doanh nghiệp xăng dầu chấp hành

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, cho biết theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2022, 100% doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trên cả nước đều đã chuyển đổi sang thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo quy định của Luật Quản lý thuế. Riêng về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, tại điểm i, khoản 4 điều 9, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ đã quy định về thời điểm lập HĐĐT đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là ngay sau khi kết thúc việc bán.

Nhiều lợi ích khi kết nối dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế

Theo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, việc kết nối HĐĐT từ máy tính tiền với cơ quan thuế sẽ giúp doanh nghiệp xăng dầu có thể lập được HĐĐT ngay cho khách hàng kể cả ngoài giờ hành chính hay đêm khuya do hóa đơn in ra từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế chính là hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định; có thể chủ động hơn trong việc điều chỉnh sai sót do HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền được truyền dữ liệu đến cơ quan thuế định kỳ trong ngày xuất bán, chậm nhất vào cuối ngày mà không phải gửi từng hóa đơn như loại hóa đơn có mã thông thường. Ngoài ra, tại một điểm bán, tức cây xăng, có thể thiết lập nhiều máy tính tiền (POS) theo quy định để xuất HĐĐT ngay cho khách hàng nhanh và tiện lợi.

Về vấn đề này, Chính phủ đã ban hành 2 công điện (Công điện số 1123/CĐ-CP ngày 18/11/2023, Công điện số 1284/CĐ-TTg ngày 1/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu); bắn ca h5 đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 24/11/2023 và Công văn số 13348/BTC-TCT ngày 4/12/2023; Tổng cục Thuế cũng đã ban hành 2 công văn (số 5080/TCT-DNL ngày 13/11/2023 và số 5468/TCT-DNL ngày 5/12/2023) và Công điện số 10/CĐ-TCT ngày 19/12/2023 về quyết liệt triển khai hiệu quả việc lập HĐĐT đối với xăng dầu. Trong khi đó, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đã ban hành Công văn số 5966/UBND-KT ngày 29/11/2023 giao các các sở, ban ngành thành phố phối hợp chặt chẽ, đồng hành cùng Cục Thuế thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra, quản lý, sử dụng HĐĐT, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý thuế và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp có quy định sử dụng hóa đơn điện tử mà không thực hiện.

‘‘Số liệu thống kê cho thấy, toàn TP. Hồ Chí Minh hiện có 240 doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu, với 548 cửa hàng và 4.277 cột bơm. Tuy vậy, mới chỉ có 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Sài gòn Petro) và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với 89 của hàng áp HĐĐT theo từng lần bán hàng'' - ông Dũng cho biết.

Sẽ xử phạt kể từ tháng 1/2024

TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao ý thức về hóa đơn trong kinh doanh xăng dầu

Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, việc chuyển đổi khi lập HĐĐT là yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để thực hiện đúng quy định pháp luật. Do đặc điểm của bán lẻ xăng dầu là hoạt động kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng, có thời gian hoạt động liên tục 24/7, giá trị trên từng hóa đơn của từng lần bơm xăng không lớn nhưng với số lượng, tần suất nhiều, nên việc áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối truyền dữ liệu đến cơ quan thuế mang lại lợi ích vượt trội, thiết thực cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Việc kết nối cũng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng cần hóa đơn để tham dự chương trình “Hóa đơn may mắn” định kỳ hàng quý do cơ quan thuế tổ chức, vì trên HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền có thông tin về căn cước công dân trong trường hợp người mua hàng chưa có mã số thuế hoặc không nhớ mã số thuế cá nhân. Nói chung, khi số hóa trong hoạt động bán lẻ xăng dầu thì chỉ mất chi phí đầu tư ban đầu, nhưng được gia tăng giá trị từ quản trị doanh nghiệp, tiết giảm chi thường xuyên về chi lương cho nhân sự tại các cây xăng. Cơ quan thuế cũng đặc biệt cảnh báo rủi ro khi doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện đúng quy định về xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng.

‘‘Cục Thuế yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về HĐĐT theo từng lần bán hàng và các chỉ đạo của Chính phủ, bắn ca h5 và UBND thành phố. Bởi theo lộ trình, việc triển khai phải hoàn tất trong tháng 12/2023. Sau thời gian này, nếu doanh nghiệp nào không thực hiện sẽ bị xử phạt theo quy định’’ - ông Dũng khuyến nghị.

Tập huấn thực hiện quy định xuất hóa đơn từng lần bán trong kinh doanh xăng dầu

Nhằm quán triệt đầy đủ, kịp thời quy định của pháp luật về HĐĐT đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu, đặc biệt là quy định về lập HĐĐT sau từng lần bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, ngày 22/12, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị tập huấn lập HĐĐT theo từng lần bán hàng đối với cửa hàng kinh doanh, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn.

Tại hội nghị, công chức Cục Thuế thành phố đã giới thiệu các quy định của pháp luật về HĐĐT đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu, quy định về xử lý vi phạm đối với các hành vi phạm trong lĩnh vực hóa đơn. Các doanh nghiệp, nhà cung cấp giải pháp và dịch vụ HĐĐT cũng trình bày các giải pháp và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện xuất HĐĐT từng lần bán hàng. Hội nghị cũng nghe đại diện các doanh nghiệp đã triển khai thành công việc xuất hóa đơn sau mỗi lần bán chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai thực hiện quy định này.

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, với tinh thần luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chấp hành nghĩa vụ thuế, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ luôn lắng nghe, ghi nhận những vướng mắc của các doanh nghiệp xăng dầu trong quá trình triển khai và tổng hợp những kinh nghiệm hay để chia sẻ tới doanh nghiệp.

Lãnh đạo cơ quan thuế đã yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, bắn ca h5 và UBND thành phố, các quy định của pháp luật về xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng; đồng thời mong muốn các sở ban, ngành gồm: Sở Công thương, Sở Tài chính, Sở khoa học và Công nghệ, Cục Quản lý thị trường, Công an thành phố… đồng hành cùng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh trong việc tuyên truyền, hỗ trợ và kiểm tra, thanh tra, quản lý, sử dụng HĐĐT, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý thuế và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp có quy định sử dụng hóa đơn điện tử mà không thực hiện…

‘‘Các nhà cung cấp giải pháp về HĐĐT cũng cần phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện ưu đãi, hỗ trợ về chi phí để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có thể lựa chọn phương án tối ưu nhất đáp ứng điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp…’’ - ông Dũng nói.

]]>
//tef20.com/tp-ho-chi-minh-nang-cao-y-thuc-ve-hoa-don-trong-kinh-doanh-xang-dau-142174.html Doãn Thiệu Sun, 24 Dec 2023 23:18:02 +0700
//tef20.com/chinh-sach-ho-tro-ve-thue-day-nhanh-toc-do-phuc-hoi-kinh-te-142171.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Trong năm 2023 Chính phủ và Quốc hội đã ban hành các chính sách tài khóa hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất cũng như kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng việc thực hiện các chính sách miễm giảm thuế phí gia hạn nộp thuế như liều thuốc hiệu quả hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Nguồn: Nghị định số 44/2023/NĐ-CP. Đồ họa: Phương Anh

Gia hạn, miễn, giảm hơn 165 nghìn tỷ đồng

Thông tin tại hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2023, lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, với tinh thần luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) và người dân vượt qua khó khăn, đẩy nhanh tốc độ hồi phục nền kinh tế, bên cạnh công tác tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ ban hành các giải pháp về thuế, cơ quan thuế các cấp đã đẩy mạnh việc triển khai nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế cho DN và người dân với tổng số tiền thuế, tiền thuê đất thuộc diện được gia hạn, miễn, giảm là khoảng 165.026 tỷ đồng. Trong đó, số tiền thuế, tiền thuê đất thuộc diện được gia hạn khoảng 106.946 tỷ đồng; số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 58.080 tỷ đồng.

Thông tin chi tiết về chính sách gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất, lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, trong 11 tháng năm 2023, tổng số tiền thuộc diện được gia hạn khoảng 106.946 tỷ đồng. Trong đó, số tiền thuế còn được tiếp tục gia hạn là khoảng 38.473 tỷ đồng. Cụ thể: gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (theo Nghị định số 36/2023/NĐ-CP) ước tính số tiền thuế đề nghị khoảng 8.083 tỷ đồng; gia hạn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và tiền thuê đất (theo Nghị định số 12/2023/NĐ-CP) ước tính khoảng 98.863 tỷ đồng. Trong đó, số tiền thuế, tiền thuê đất còn được gia hạn là khoảng 38.473 tỷ đồng.

Về các chính sách miễn, giảm thuế, tổng số tiền thuế, phí giảm hỗ trợ cho người dân và DN trong 11 tháng năm 2023 ước tính khoảng 58.080 tỷ đồng. Cụ thể, một số chính sách hỗ trợ đã ban hành và có hiệu lực trong năm 2022 tác động làm giảm số thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong những tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ 2022 ước tính khoảng 9.192 tỷ đồng. Trong đó, giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống 8% (theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ), thời gian áp dụng từ 1/2/2022 đến 31/12/2022 tuy nhiên, do độ trễ về thời hạn kê khai thuế nên ước tính giảm thuế cho người dân, DN trong tháng 1/2023 khoảng 2.960 tỷ đồng.

Giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT, theo Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15) từ ngày 11/7/2022 đến 31/12/2022 ước tính làm giảm thuế cho người dân và DN trong tháng 1/2023 là khoảng 6.232 tỷ đồng.

Ngoài ra, một số chính sách mới được ban hành và có hiệu lực trong năm 2023 ước tính giảm thuế trong 11 tháng năm 2023 khoảng 48.888 tỷ đồng. Trong đó, thực hiện giảm mức thuế BVMT (theo Nghị quyết 30/2022/UBTVQH15), ước tính giảm thuế cho người nộp thuế (NNT) khoảng 31.927 tỷ đồng. Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022 (theo Quyết định 01/2023/QĐ-TTg), ước tính hỗ trợ giảm cho NNT khoảng 3.464,1 tỷ đồng. Giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống 8% (theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP), ước tính giảm thuế cho NNT khoảng 10.300 tỷ đồng. Thực hiện Nghị định số 41/2023/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước, ước tính hỗ trợ giảm cho NNT khoảng 3.176 tỷ đồng. Thực hiện Thông tư số 44/2023/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và DN, ước tính hỗ trợ giảm cho NNT khoảng 20,5 tỷ đồng.

Thêm động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Việc gia hạn thời hạn nộp một số sắc thuế năm 2023 là một động thái hỗ trợ doanh nghiệp rất tích cực.

Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho rằng, việc ban hành và thực hiện các giải pháp nêu trên đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao của cộng đồng DN, người dân; góp phần hỗ trợ DN, người dân vượt qua khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh để đóng góp vào kết quả tích cực về phát triển kinh tế - xã hội.

Bà Bùi Thị Lê Huyền - Kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng đô thị và khu công nghiệp Quảng Ngãi cho biết, DN đánh giá rất cao chính sách giảm thuế, phí, trong đó có chính sách giảm tiền thuê đất. Việc được giảm thuế, tiền thuê đất hỗ trợ trực tiếp về dòng tiền cho DN, đặc biệt là DN có diện tích thuê đất lớn. Được gia hạn nộp thuế, DN có được nguồn vốn lưu động để quay vòng phục vụ sản xuất kinh doanh, giúp không phải trả lãi vay, bởi nguồn vốn lưu động thông thường DN phải đi vay ngân hàng phục vụ sản xuất kinh doanh.

Ông Vũ Văn Phụ - Chủ tịch HĐQT Nhà máy nhôm Việt Pháp cho biết, từ năm 2020 đến nay, DN đã được giảm tiền thuê đất khoảng 4 tỷ đồng. Năm nay, tiếp tục được giảm tiền thuê đất, DN đã tính toán được số tiền giảm là không nhỏ. Dù khoản tiền thuê đất không quá lớn, nhưng với những khó khăn DN đang phải đối mặt, chính sách này là sự đồng hành rất cụ thể của Chính phủ với doanh nghiệp. Việc được giảm tiền thuê đất là động lực để DN thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, qua đó mang lại nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước.

Ông Nguyễn Tuấn Sơn - Phó Tổng giám đốc Công ty CP May xuất khẩu Hà Bắc cho biết, trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn ra, đơn hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề, tình hình kinh doanh của DN rất khó khăn. Nhờ chính sách gia hạn, miễn giảm tiền thuê đất kịp thời của Chính phủ đã giúp DN có thêm nguồn tài chính để đảm bảo đời sống ổn định cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Mặc dù dịch Covid-19 đã qua, nhưng những ảnh hưởng để lại, đặc biệt là sự biến động của thị trường trong và ngoài nước khiến DN vẫn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chính sách giảm 30% tiền thuê đất vừa được Chính phủ ban hành có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc góp phần giúp DN có thêm nguồn lực tài chính phục hồi và duy trì sản xuất kinh doanh.

Theo chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, trong năm 2024, nền kinh tế thế giới dự báo vẫn còn nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của cộng đồng DN, cũng như nền kinh tế. Việc tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm một số loại thuế, phí, tiền thuê đất trong năm 2024, sẽ giúp cho DN ổn định phát triển và tăng trưởng kinh tế tốt hơn.

ÔNG MẠC QUỐC ANH - PHÓ CHỦ TỊCH KIÊM TỔNG THƯ KÝ HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HÀ NỘI: Giảm thuế thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất

Trước những tác động của kinh tế thế giới đến kinh tế trong nước, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành kịp thời các chính sách gia hạn, miễn giảm thuế phí, đây được xem như một hình thức hỗ trợ trực tiếp hiệu quả nhất. Qua đó, doanh nghiệp giảm bớt được số tiền phải nộp ngân sách, có nguồn vốn để có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh, sớm phục hồi và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.

Quyết định số 25/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc giảm 30% tiền thuê đất vào năm 2023, chắc chắn sẽ giúp ích trong một số lĩnh vực của nền kinh tế. Công điện số 990/CĐ-TTg ngày 21/10/2023 sẽ tạo điều kiện tiếp cận tín dụng tốt hơn để doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Việc Chính phủ đề xuất với Quốc hội gia hạn mức giảm 2% thuế GTGT đến hết tháng 6/2024; việc tiếp tục giảm 50% thuế môi trường đối với xăng, dầu..., vào năm 2024 sẽ giúp thúc đẩy tiêu dùng, mang lại lợi ích cho các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.

HÀ HUY PHONG - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CÔNG TY LUẬT TNHH INTECO: Giảm thuế tiếp sức thêm cho sự phục hồi của doanh nghiệp

Năm 2023, là một năm rất khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và đối với cộng đồng DN nói riêng. Vì vậy, những chính sách hỗ trợ về thuế, phí như gia hạn, giảm tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập DN, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu…, nhất là giảm 2% thuế GTGT đối với phần lớn mặt hàng là những hỗ trợ rất tích cực.

Sự hỗ trợ này góp phần tiếp sức thêm cho sự phục hồi của DN cũng như người dân thông qua kích cầu tiêu dùng. Điều này được thể hiện rất rõ ràng khi đến cuối năm 2023, kinh tế của Việt Nam đã có sự tăng trưởng rõ rệt so với các quý trước đó trong năm.

]]>
//tef20.com/chinh-sach-ho-tro-ve-thue-day-nhanh-toc-do-phuc-hoi-kinh-te-142171.html Tuấn Nguyễn Sun, 24 Dec 2023 23:10:20 +0700
//tef20.com/cuc-hai-quan-thanh-hoa-phan-dau-thu-ngan-sach-dat-hon-16000-ty-dong-142151-142151.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Tính đến trung tuần tháng 12 2023 Cục Hải quan Thanh Hóa đã hoàn thành trước hạn nhiều chỉ tiêu nhiệm vụ chính trị được giao Trong những ngày cuối năm 2023 này đơn vị đang nỗ lực phấn đấu thu ngân sách đến ngày 31 12 2023 đạt hơn 16 000 tỷ đồng

Cán bộ Hải quan Thanh Hóa thực hiện công tác tham vấn giá tính thuế hàng nhập khẩu. Ảnh: Phong Nhân

Thu ngân sách vượt hơn 12% dự toán pháp lệnh

Chia sẻ về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2023 của đơn vị, đại diện Cục Hải quan Thanh Hóa cho biết, tính đến ngày 13/12/2022, tổng số thu nộp ngân sách của toàn đơn vị đạt 15.180,5 tỷ đồng bằng 78,9% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 112,4% dự toán pháp lệnh, do bắn ca h5 giao (13.500 tỷ đồng). Dự kiến đến 31/12/2023, đơn vị sẽ thu nộp vào ngân sách ước đạt từ 15.700 đến 16.100 tỷ đồng. Đây là kết quả tích cực của đơn vị, góp phần đóng góp vào kết quả tổng thu ngân sách chung của ngành Hải quan được giao trong năm 2023.

Để đạt được kết quả trên, ngay từ đầu năm 2023, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và chỉ tiêu giao của bắn ca h5 , Tổng cục Hải quan, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa, Cục Hải quan Thanh Hóa đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác trên tất cả các lĩnh vực; đồng thời đề ra các mục tiêu và giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao.

Về công tác giám sát quản lý về hải quan đơn vị đã tổ chức thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, quy trình thủ tục hải quan; giải quyết, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

Đồng thời, đơn vị cũng chủ động tham mưu, phối hợp với các ngành, các đơn vị liên quan trong tỉnh Thanh Hóa đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW (ngày 5/8/2020) của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 37/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa...

Đặc biệt, đơn vị đã thành lập tổ hỗ trợ, xử lý vướng mắc thuộc cục và các chi cục hải quan cửa khẩu; niêm yết công khai danh sách thành viên tổ hỗ trợ, xử lý vướng mắc tại trụ sở cơ quan, đơn vị và trên trang thông tin điện tử của cục, qua đó tạo điều kiện tối đa trong việc thông quan nhanh hàng hóa cho doanh nghiệp, góp phần tăng thu ngân sách.

Với sự chủ động, tích cực, hiệu quả, tính đến trung tuần tháng 12/2023, đơn vị đã làm thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt hơn 12,3 tỷ USD. Trong đó, trị giá kim ngạch nhập khẩu là 8,05 tỷ USD; xuất khẩu là 4,29 tỷ USD. Số lượng tờ khai xuất nhập khẩu đã làm thủ tục là 122.420 tờ khai, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong năm 2024

Cán bộ Hải quan Thanh Hóa giám sát thông quan hàng xuất nhập khẩu. Ảnh: Phong Nhân

Đề cập đến mục tiêu nhiệm vụ sẽ được đơn vị triển khai ngay từ những ngày đầu tháng đầu năm 2024, đại điện Cục Hải quan Thanh Hóa cho biết, đơn vị nhanh chóng xây dựng kế hoạch thu ngân sách năm 2024 và giao chỉ tiêu thu cho các chi cục hải quan cửa khẩu, phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách 2024.

Đối với công tác cải cách hiện đại hoá hoạt động hải quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đơn vị tiếp tục vận hành thông suốt Hệ thống thông quan hàng hoá tự động (VNACCS/VCIS) và các phần mềm nghiệp vụ khác, đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống công nghệ thông tin; thực hiện có hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số Cục Hải quan Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan hải quan trong năm 2024.

Trước đó, Cục Hải quan Thanh Hóa xếp thứ nhất về chỉ số năng lực cạnh tranh trong khối các đơn vị sở, ban ngành cấp tỉnh Thanh Hoá năm 2022; đồng thời đứng trong nhóm thứ nhất về chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả cải cách hành chính năm 2022 do Tổng cục Hải quan xếp hạng.

Bên cạnh đó, trong năm 2024, đơn vị cũng tăng cường công tác quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn quản lý, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, lợi dụng các sơ hở của cơ chế, chính sách để có biện pháp ngăn chặn; xây dựng triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch công tác kiểm soát hải quan, phòng chống ma tuý trong năm; thực hiện tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng để đấu tranh chống mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và tiền chất qua biên giới, trên địa bàn quản lý.

Tính đến ngày 10/12/2023, đơn vị đã thực hiện xử phạt 73 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, số tiền phạt thu được là 1,2 tỷ đồng. Các vụ việc vi phạm hành chính tại đơn vị chủ yếu liên quan đến thủ tục hải quan như: khai sửa đổi bổ sung quá 60 ngày; khai sai về tên hàng, mã số hàng hóa, thuế suất dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp; vi phạm thời hạn làm thủ tục hải quan, vi phạm quy định về chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu; không tái xuất phương tiện tạm nhập, không tái nhập phương tiện tạm xuất đúng thời hạn quy định…

Nổi bật là trong năm 2023, đơn vị chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn phát hiện và bắt giữ 5 vụ án về ma túy, tang vật thu được là 37,26 kg ma túy các loại.

Sự hài lòng của doanh nghiệp tiếp tục là mục tiêu cải cách

Năm 2023, Cục Hải quan Thanh Hóa tổ chức 4 hội nghị đối thoại, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật và giải đáp vướng mắc, với sự tham gia của hơn 342 doanh nghiệp.

Thông qua các hội nghị, đơn vị đã tiếp nhận 25 ý kiến vướng mắc và đã kịp thời trả lời, giải đáp các vướng mắc; thực hiện ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác hải quan - doanh nghiệp với 3 doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.

]]>
//tef20.com/cuc-hai-quan-thanh-hoa-phan-dau-thu-ngan-sach-dat-hon-16000-ty-dong-142151-142151.html Phong Nhân - Song Linh Sun, 24 Dec 2023 23:05:12 +0700
//tef20.com/tich-cuc-tuyen-truyen-ho-tro-doanh-nghiep-thu-huong-chinh-sach-thue-142169.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Năm 2023 công tác tuyên truyền hỗ trợ được cơ quan thuế thực hiện đa dạng về cả hình thức và phương thức để người nộp thuế có thể dễ dàng tiếp cận thông tin Bên cạnh các phương thức truyền thống cơ quan thuế không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền hỗ trợ nhằm nâng cao sự tương tác giữa cơ quan thuế với người nộp thuế Thông tin được bà Nguyễn Thị Thu Hà Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Hỗ trợ người nộp thuế Tổng cục Thuế chia sẻ bên ... Nguồn: Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15. Đồ họa: Phương Anh

PV: Năm 2023, Quốc hội, Chính phủ ban hành khá nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân vượt qua khó khăn. Để các chính sách trên đi vào cuộc sống, bà có thể chia sẻ đôi nét về công tác tuyên truyền cơ quan thuế đã triển khai thực hiện trong năm qua?

Bà Nguyễn Thị Thu Hà: Công tác tuyên truyền - hỗ trợ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý thuế. Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chính sách pháp luật thuế đến DN và người dân, năm 2023, cơ quan thuế tiếp tục thực hiện đa dạng hình thức tuyên truyền thông qua nhiều phương thức để người nộp thuế (NNT) có thể dễ dàng tiếp cận thông tin.

Bên cạnh việc duy trì tuyên truyền bằng các phương thức truyền thống như: báo giấy, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình…, cơ quan thuế không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, nhằm nâng cao sự tương tác giữa cơ quan thuế với NNT, đáp ứng xu hướng tiếp cận thông tin điện tử của người dân và DN.

Nội dung tuyên truyền được cơ quan thuế các cấp triển khai đa dạng, tập trung vào các chính sách thuế mới, các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN), công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC); chuyển đổi số trong công tác quản lý thuế; công tác triển khai chống gian lận trong sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT); công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế…

Kết quả, ngành Thuế đã phối hợp với các cơ quan phát thanh, truyền hình thực hiện phát sóng hơn 2.600 tin/phóng sự trên các đài truyền hình và 110 nghìn tin/bài/chuyên mục trên các đài phát thanh, trong đó có nhiều chuyên mục phân tích chuyên sâu về chính sách thuế và công tác quản lý thuế. Cơ quan thuế các cấp phối hợp với các cơ quan báo chí thực hiện đăng tải hơn 11 nghìn tin/bài/chuyên mục trên các báo, tạp chí truyền thống.

Đồng thời, khoảng 62 nghìn tin/bài/ảnh/video/văn bản được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan thuế các cấp về chính sách, TTHC thuế và phản ánh các hoạt động nổi bật của ngành. Ngoài ra, cơ quan thuế các cấp đã cấp phát hơn 1,1 triệu tài liệu, ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp do ngành thuế biên soạn cho NNT.

PV: Như bà vừa trao đổi thì công tác tuyền truyền đã đạt được kết quả khá tích cực. Vậy còn công tác hỗ trợ NNT thì sao thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Thu Hà: Trong công tác hỗ trợ, cơ quan thuế đã đẩy mạnh triển khai có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng các sản phẩm hỗ trợ NNT theo phương thức điện tử, mang lại hiệu quả cao trong việc hướng dẫn NNT thực hiện TTHC thuế cũng như tiếp cận chính sách thuế.

Nhiều hình thức được triển khai như: hỗ trợ hướng dẫn trực tuyến hoặc tại bộ phận “một cửa”; tổ chức các buổi đối thoại, tập huấn tại trụ sở cơ quan thuế; xây dựng các sản phẩm hỗ trợ NNT đăng trên website, mạng xã hội,...; trả lời thư bạn đọc trên trang thông tin điện tử của cơ quan thuế. Những vướng mắc, kiến nghị nêu ra đều đã được giải đáp và đăng tải trên website của cơ quan thuế các cấp để những NNT khác có thể tham khảo với các tình huống tương tự.

Năm 2023, cơ quan thuế các cấp đã cung cấp thông tin thông qua hình thức thư điện tử cho hơn 5,3 triệu lượt NNT; thực hiện hỗ trợ cho hơn 300 nghìn lượt NNT thông qua zalo, fanpage của cơ quan thuế; tổ chức trên 620 buổi đối thoại với 135 nghìn lượt NNT tham gia; tổ chức 630 lớp tập huấn về các chính sách mới với 112 nghìn NNT tham dự. Tại bộ phận “một cửa”, cơ quan thuế đã trực tiếp hướng dẫn cho khoảng 802 nghìn lượt NNT và có 26 nghìn văn bản trả lời vướng mắc của NNT.

Bên cạnh đó, hệ thống 479 kênh hỏi - đáp đã được nâng cấp, đảm bảo cơ quan thuế tiếp nhận vướng mắc của NNT là cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hệ thống danh mục câu hỏi được phân loại cụ thể hơn với 40 loại câu hỏi, đồng thời hệ thống có chức năng phân luồng câu hỏi tự động giúp giảm khối lượng công việc của cán bộ thuế ở bước phân loại và phân công người trả lời câu hỏi. Năm 2023, cơ quan thuế đã giải đáp được gần 5.900 câu hỏi do NNT gửi đến.

Có thể nói, những nỗ lực trong đổi mới phương thức, hình thức tuyên truyền, hỗ trợ của cơ quan thuế đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của NNT, từ đó tăng thu NSNN.

PV: Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 tiếp tục đặt mục tiêu xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn, hiệu quả. Bà có thể cho biết ngành Thuế triển khai nhiệm vụ này ra sao?

Bà Nguyễn Thị Thu Hà: Tổng cục Thuế đã trình bắn ca h5 thành lập Ban Chỉ đạo về triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, thành lập Ban Chỉ đạo cấp tổng cục; hướng dẫn 63 cục thuế thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện chiến lược và tổ chức tuyên truyền nội dung chiến lược, chương trình hành động và kế hoạch đến 2025. Trong năm 2023, cục thuế các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 và triển khai thực hiện theo lộ trình, kế hoạch.

Tính đến nay, đã có 57/63 cục thuế xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo; có 41/63 cục thuế ban hành kế hoạch triển khai thực hiện cải cách quản lý thuế; có 52/63 tỉnh/thành phố ban hành chỉ thị của UBND tỉnh về tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030. Hiện nay, Tổng cục Thuế đang xây dựng dự thảo kế hoạch giám sát việc thực hiện kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025.

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thực tế quá trình triển khai thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế các giai đoạn trước đây, Tổng cục Thuế đang nghiên cứu xây dựng dự thảo Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả quản lý thuế để đánh giá định kỳ kết quả thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược/chương trình hành động ban hành kèm theo 10 đề án theo các lĩnh vực then chốt của công tác quản lý thuế./.

PV: Xin cảm ơn bà!

"Trong điều kiện NNT tự tính, tự khai, tự nộp thuế vào NSNN, việc tuyên truyền, hỗ trợ NNT ngày càng trở nên quan trọng. Nhằm đạt được mục tiêu định hướng dư luận, hỗ trợ hiệu quả người dân và DN trong việc thi hành các chính sách thuế, trong năm 2023, việc chuyển đổi công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT theo phương thức điện tử tiếp tục được cơ quan thuế các cấp đẩy mạnh” - bà Nguyễn Thị Thu Hà - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế.

]]>
//tef20.com/tich-cuc-tuyen-truyen-ho-tro-doanh-nghiep-thu-huong-chinh-sach-thue-142169.html Văn Tuấn Sun, 24 Dec 2023 22:45:59 +0700
//tef20.com/ha-noi-thu-noi-dia-nam-2023-vuot-15-du-toan-142195.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Theo Cục Thuế TP Hà Nội nhờ thực hiện quyết liệt và triển khai đồng bộ các giải pháp trọng tâm công tác thuế năm 2023 tổng thu ngân sách trên địa bàn do cơ quan thuế quản lý ước thực hiện được 373 679 tỷ đồng đạt 115 dự toán pháp lệnh tăng 22 so với cùng kỳ năm 2022 Thông tin trên được Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2023 và triển khai các giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2024 chiều 22/12. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại Văn phòng cục thuế và 25 điểm cầu các chi cục thuế quận, huyện, thị xã, khu vực. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có ông Cao Anh Tuấn - Thứ trưởng bắn ca h5 ; ông Hà Minh Hải - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.

Thu ngân sách ước thực hiện được 373.679 tỷ đồng

Theo báo cáo của Cục Thuế TP. Hà Nội, năm 2023, cục thuế thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước diễn biến phức tạp hơn so với dự báo; khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế ngày càng tăng, tạo sức ép rất lớn lên quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, tác động lớn đến sự phục hồi, phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực và đời sống nhân dân.

Ông Cao Anh Tuấn - Thứ trưởng bắn ca h5 phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Tùng

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của bắn ca h5 , Tổng cục Thuế, của Thành uỷ, HĐND, UBND TP. Hà Nội; sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các đơn vị thuộc bắn ca h5 , Tổng cục Thuế, các sở ngành và các quận, huyện, thị xã trong công tác thu ngân sách; sự nỗ lực phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp và người nộp thuế (NNT), tổng thu ngân sách trên địa bàn do cơ quan thuế quản lý ước thực hiện được 373.679 tỷ đồng, đạt 115% dự toán pháp lệnh, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2022.

Thực hiện Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Cục Thuế TP. Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt với nhiều giải pháp để đảm bảo chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân, kịp thời và chính xác với mục tiêu sử dụng mã số định danh cá nhân làm mã số thuế để đảm bảo đồng bộ dữ liệu về thuế với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cục thuế đã rà soát được 98% trường hợp mã số thuế có thể rà soát.

Có được kết quả trên, cục thuế đã triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thuế, như tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền qua hình thức điện tử nhằm đáp ứng xu hướng chuyển đổi số của Chính phủ và nhu cầu tiếp cận thông tin theo phương thức điện tử của NNT.

Cùng với đó, thực hiện các chính sách về gia hạn, giảm thuế trong năm nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng được nguồn lực tài chính từ số tiền thuế được gia hạn để xoay vòng vốn, thúc đẩy và mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể, gia hạn một số loại thuế và tiền thuê đất theo Nghị định 12/2023/NĐ-CP là 15.671 tỷ đồng; giảm thuế 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) là 17.856 tỷ đồng...

Đồng thời, giải quyết hoàn thuế GTGT nhanh chóng, kịp thời theo đúng quy định. Lũy kế năm 2023, hoàn thuế GTGT đạt 8.595,4 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ.

Các đại biểu và cán bộ, công chức Cục Thuế TP. Hà Nội tại điểm cầu Văn phòng cục thuế. Ảnh: Nguyễn Tùng

Năm 2023, cục thuế ước hoàn thành 17.280/16.042 cuộc thanh tra kiểm tra, đạt 108% kế hoạch, tổng thuế truy thu, truy hoàn và phạt 3.651 tỷ đồng. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an trong công tác chống thất thu; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi gian lận, trốn thuế, mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp...

Tập trung cao độ, đảm bảo hoàn thành vượt mức dự toán thu năm 2024

Năm 2024, Cục Thuế TP. Hà Nội phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, kế hoạch được giao với mục tiêu trọng tâm là thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN, chú trọng các giải pháp nhằm nuôi dưỡng nguồn thu và mở rộng cơ sở thu thông qua các nhóm giải pháp sau: Cục thuế chủ động nắm bắt, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình sức khỏe, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, NNT để xây dựng các kịch bản thu NSNN phù hợp với từng thời kỳ. Đồng thời, hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời khó khăn để doanh nghiệp, NNT ổn định sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN.

Đánh giá, phân tích các yếu tố tác động đến số thu, tiến độ thu ngân sách. Từ đó kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả; kiến nghị với UBND các cấp chỉ đạo các ban ngành địa phương cùng phối hợp với cơ quan thuế để tăng cường quản lý thu, đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, thực hiện hiệu quả công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, NNT thông qua việc phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan triển khai tốt các gói chính sách hỗ trợ.

Tiếp tục rà soát các quy trình quản lý thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu của hoạt động quản lý thuế, trong giải quyết thủ tục hành chính thuế và quản lý nội ngành, hướng tới chuyển đổi số một cách toàn diện...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng bắn ca h5 Cao Anh Tuấn ghi nhận và biểu dương những đóng góp của Cục Thuế TP. Hà Nội vào kết quả của ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng trong việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2023.

Ông Vũ Mạnh Cường - Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Tùng

Thứ trưởng Cao Anh Tuấn cho rằng, kết quả thực hiện các mặt công tác của Cục Thuế TP. Hà Nội được thể hiện qua sự nỗ lực, cố gắng, triển khai quyết liệt các giải pháp công tác thuế, bám sát và tranh thủ kịp thời sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo thành phố, bắn ca h5 , Tổng cục Thuế, cùng với sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả của các sở, ban ngành thành phố và cấp ủy chính quyền địa phương các cấp.

Tình hình thế giới và trong nước năm 2024 được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, Thứ trưởng đề nghị, Cục Thuế TP. Hà Nội cần chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm công tác thuế trong kế hoạch đã đề ra.

“Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2024, toàn ngành thuế Thủ đô cần phải bắt tay, triển khai ngay các công việc, tập trung cao độ ngay từ đầu năm để đảm bảo hoàn thành vượt mức dự toán năm 2024 được giao, đồng thời đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, NNT vượt qua khó khăn, nuôi dưỡng nguồn thu” - Thứ trưởng Cao Anh Tuấn nhấn mạnh.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải yêu cầu, sang năm 2024, Cục Thuế TP. Hà Nội tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong năm 2023 để nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các mặt công tác thuế năm 2024 nhằm đóng góp nguồn thu quan trọng cho Thành phố trong phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo, ông Vũ Mạnh Cường - Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội hứa sẽ thực hiện tốt sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo; cụ thể hóa thành từng giải pháp, nhiệm vụ để triển khai hiệu quả công tác thuế trong năm 2024.

Phát huy truyền thống và những kết quả đã đạt được, tập thể cán bộ, công chức Cục Thuế TP. Hà Nội tiếp tục nỗ lực vượt khó khăn, thách thức, nêu cao tinh thần đoàn kết, nhất trí, chủ động, sáng tạo, quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác thuế năm 2024 được giao, đóng góp nguồn thu quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô cũng như của cả nước.

“Để phấn đấu duy trì thành tích từ nhiều năm qua, cục thuế xác định nhiệm vụ trọng tâm là kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, mở rộng, bao quát nguồn thu nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu ngân sách thông qua việc thực hiện tốt các chức năng quản lý thuế” - Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội nhấn mạnh.

]]>
//tef20.com/ha-noi-thu-noi-dia-nam-2023-vuot-15-du-toan-142195.html Văn Nam Sat, 23 Dec 2023 07:53:58 +0700
//tef20.com/tp-ho-chi-minh-tap-huan-thuc-hien-quy-dinh-xuat-hoa-don-dien-tu-cho-doanh-nghiep-xang-dau-142156.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Ngày 22 12 Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị tập huấn lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu Sự kiện thu hút sự quan tâm tham dự từ hơn 300 doanh nghiệp xăng dầu trên địa bàn thành phố Cùng dự hội nghị liên quan đến thực hiện quy định xuất hóa đơn điện tử (HĐĐT) trong kinh doanh xăng dầu có sự hiện diện của đại diện các sở, ban, ngành TP. Hồ Chí Minh, đại diện các doanh nghiệp cung cấp giải pháp xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đỗ Doãn
Ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đỗ Doãn

Kết nối doanh nghiệp xăng dầu với nhà cung cấp giải pháp

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, TP. Hồ Chí Minh hiện có 240 doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu với 548 cửa hàng và 4.277 cột bơm. Tuy vậy, mới chỉ có 2 doanh nghiệp là Sài gòn Petro và Petrolimex với 89 cửa hàng áp dụng HĐĐT theo từng lần bán hàng.

Chính phủ đã ban hành 2 công điện (công điện số 1123/CĐ-CP ngày 18/11/2023, Công điện 1284/CĐ-TTg ngày 1/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, sử dụng HĐĐT đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu); bắn ca h5 đã ban hành Chỉ thị 04/CT-BTC ngày 24/11/2023 và Công văn 13348/BTC-TCT ngày 4/12/2023; Tổng cục Thuế cũng đã ban hành 2 công văn và 1 công điện (số 5080/TCT-DNL ngày 13/11/2023 và số 5468/TCT-DNL ngày 05/12/2023, công điện 10/CĐ-TCT ngày 19/12/2023 về quyết liệt triển khai hiệu quả việc lập HDĐT đối với xăng dầu).

Trong khi đó, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đã ban hành công văn 5966/UBND-KT ngày 29/11/2023 giao các sở, ban ngành thành phố phối hợp chặt chẽ, đồng hành cùng cục thuế trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra, quản lý, sử dụng HĐĐT, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý thuế và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp có quy định sử dụng HĐĐT mà không thực hiện.

Mục đích của hội nghị là để quán triệt đầy đủ, kịp thời về quy định của pháp luật về HĐĐT đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu; quan điểm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bắn ca h5 , Tổng cục Thuế và UBND thành phố để nâng cao hơn nữa nhận thức về thực hiện quy định của pháp luật về hóa đơn, chứng từ tại Luật Quản lý thuế, đặc biệt là quy định về lập HĐĐT sau từng lần bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

‘‘Đây cũng là cơ hội kết nối các doanh nghiệp kinh doanh, bán lẻ xăng dầu với các nhà cung cấp giải pháp và dịch vụ HĐĐT để triển khai kịp thời, đạt hiệu quả cao tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh…’’ - ông Dũng nói.

Lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp trong thực hiện quy định xuất hóa đơn từng lần bán. Ảnh: Đỗ Doãn
Lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp xăng dầu trong thực hiện quy định xuất hóa đơn từng lần bán. Ảnh: Đỗ Doãn

Giúp doanh nghiệp xăng dầu tiết giảm tối đa chi phí nâng cấp hạ tầng công nghệ

Tại hội nghị, cán bộ Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã giới thiệu các quy định của pháp luật về HĐĐT đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu; quy định về xử lý vi phạm đối với các hành vi phạm trong lĩnh vực hóa đơn.

Đại diện các doanh nghiệp, nhà cung cấp các giải pháp và dịch vụ HĐĐT trình bày các giải pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc triển khai HĐĐT từng lần bán hàng; đại diện doanh nghiệp xăng dầu nêu ý kiến liên quan đến chi phí, thời điểm và quy trình triển khai thực hiện việc xuất hóa đơn bán lẻ xăng dầu.

Ông Dũng lưu ý, theo quy định từ nay đến hết tháng 12/2023, doanh nghiệp buộc phải áp dụng và triển khai việc xuất HĐĐT bán lẻ xăng dầu sau từng lần bán hàng. Với sự kết nối và hỗ trợ từ cơ quan thuế và các nhà cung cấp giải pháp HĐĐT, phần mềm quản lý bán hàng và các hóa đơn, chứng từ hợp pháp của các nhà cung cấp này sẽ được tính vào chí phí khi tính thuế TNDN theo quy định.

Tại hội nghị, các nhà cung cấp dịch vụ cũng đã đưa ra những gói sản phẩm phù hợp theo quy mô và nhu cầu của từng doanh nghiệp. Cụ thể như Công ty TNHH HĐĐT M-Invoice (Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh) đã đưa ra gói dịch vụ với chi phí khoảng 9.000 đồng/vòi bơm/ngày.

Theo tính toán, thì với 4 vòi bơm/cửa hàng, bình quân mỗi tháng 1 cửa hàng chỉ tốn khoảng 1 triệu đồng. Còn về phần mềm quản lý cây xăng, DN có thể tận dụng các nền tảng có sẵn, tương thích kết nối với phần mềm của M-Invoice hoặc công ty sẽ cung cấp phần mềm riêng phục vụ, đáp ứng nhu cầu và giúp tiết kiệm chi phí cho DN.

Đại diện một doanh nghiệp xăng dầu tại TP. Hồ Chí Minh thắc mắc về chi phí khi xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán lẻ. Ảnh: Đỗ Doãn

Đại diện một số doanh nghiệp đã triển khai thành công việc xuất hóa đơn sau mỗi lần bán chia sẻ kinh nghiệm triển khai.

Theo ông Dũng, với tinh thần luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chấp hành nghĩa vụ thuế, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ luôn lắng nghe, ghi nhận những vướng mắc của các doanh nghiệp xăng dầu trong quá trình triển khai và tổng hợp những kinh nghiệm hay để chia sẻ tới doanh nghiệp.

‘‘Các nhà cung cấp giải pháp về HĐĐT cũng cần phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện ưu đãi, hỗ trợ về chi phí để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có thể lựa chọn phương án tối ưu nhất đáp ứng điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp…’’ - ông Dũng nói.

Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc xuất hóa đơn

Tại hội nghị, lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, bắn ca h5 và UBND thành phố, các quy định của pháp luật về xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng; đồng thời mong muốn các sở ban, ngành gồm Sở Công thương, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Quản lý thị trường, Công an thành phố… đồng hành cùng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh trong việc tuyên truyền, hỗ trợ và kiểm tra, thanh tra, quản lý, sử dụng HĐĐT, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý thuế và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp có quy định sử dụng HĐĐT mà không thực hiện…

]]>
//tef20.com/tp-ho-chi-minh-tap-huan-thuc-hien-quy-dinh-xuat-hoa-don-dien-tu-cho-doanh-nghiep-xang-dau-142156.html Đỗ Doãn Fri, 22 Dec 2023 10:42:34 +0700
//tef20.com/tra-vinh-thu-ngan-sach-da-vuot-du-toan-nam-2023-142056.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Theo Cục Thuế tỉnh Trà Vinh nhờ phối hợp chặt chẽ với các sở ban ngành trên địa bàn triển khai nhiều giải pháp đồng bộ hỗ trợ kịp thời cho người nộp thuế tăng cường công tác quản lý khai thác nguồn thu chống nợ đọng và thất thu ngân sách đến nay thu ngân sách năm 2023 do cục thuế quản lý đã vượt hơn 200 tỷ đồng so với dự toán được giao

Tượng đài tại trung tâm TP. Trà Vinh nhìn từ trên cao. Ảnh: Sơn Nam

Vượt thu 205 tỷ đồng

Theo đánh giá tổng kết cuối năm 2023, nhiệm vụ thu nội địa năm 2023, Cục Thuế tỉnh Trà Vinh được bắn ca h5 , HĐND và UBND tỉnh giao là 5.701 tỷ đồng. Dù còn hơn 1 tuần nữa mới kết thúc năm, tuy nhiên báo cáo cho thấy, thu ngân sách do cục thuế quản lý ước đạt 5.906 tỷ đồng, bằng 103,6% (vượt thu 205 tỷ đồng) dự toán; bằng 107,1% (tăng 391,7 tỷ đồng) so cùng kỳ.

Phân tích các nguyên nhân khách quan, chủ quan, Cục Thuế tỉnh Trà Vinh cho rằng, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thu nội địa năm 2023 trên địa bàn vừa bị ảnh hưởng khó khăn chung bởi tình hình kinh tế thế giới và trong nước, vừa chịu áp lực trước những khó khăn riêng do đặc thù của địa phương, trong điều kiện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn là doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ.

Phần lớn các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính hạn hẹp, năng lực cạnh tranh thấp, thị trường xuất khẩu của một số doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro nên tình hình phát triển nguồn thu mới từ năng lực sản xuất tăng thêm của các doanh nghiệp không đáng kể. Ngoài ra, còn phải thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế trong năm 2023 đã ảnh hưởng giảm thu so với dự toán.

Tuy nhiên, nhờ nỗ lực khai thác các khoản thu phát sinh như: số nộp thuế phát sinh ngoài dự toán sau thời điểm rà soát, thảo luận, cùng với đó khai thác kịp thời một số khoản thu, sắc thuế phát sinh tăng thu từ Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 2, thu từ hoạt động xổ số, thu tiền sử dụng đất… đã bù đắp giảm thu do thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế trong năm 2023. Với quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao, Cục Thuế tỉnh Trà Vinh vẫn đảm bảo thu đạt và vượt dự toán cả năm 2023.

Phát động phong trào thi đua

Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Trà Vinh Phạm Quốc Dũng cho biết, đơn vị sẽ phát động các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu nội địa được giao ngay từ đầu năm, đầu tháng, đầu quý của năm 2024.

Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Trà Vinh Phạm Quốc Dũng cho biết, cùng với nhiều giải pháp quan trọng, ngay từ đầu năm 2023, cục thuế đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế (NNT) về các chính sách thuế mới. Đặc biệt là việc triển khai các đề án “Tăng cường giải pháp chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”; đề án “Tăng cường công tác quản lý thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”; công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản; về áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và chương trình “Hóa đơn may mắn”,…đã góp phần tích cực đến nhận thức, chấp hành của NNT trên địa bàn.

Cùng với đó, cục thuế cũng đã tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở NNT để thực hiện đôn đốc các khoản phát sinh phải nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN). Đẩy mạnh việc ban hành thông báo nợ thuế gửi NNT để đôn đốc, nhắc nhở nộp tiền thuế nợ và cung cấp thông tin cảnh báo tình hình nợ thuế cho NNT.

Cụ thể, trong năm 2023, các đơn vị trực thuộc đã ban hành 490.315 thông báo; 202 quyết định cưỡng chế; công khai thông tin 449 lượt đối với các doanh nghiệp đã thực hiện cưỡng chế lên trang thông tin điện tử cục thuế, gồm: 130 quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, 71 quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, 1 quyết định cưỡng chế đề nghị thu hồi giấy phép… Nhờ đó, đã kéo giảm tỷ lệ tổng nợ trên tổng thu ngân sách là 3,99%, tỷ lệ tổng số nợ về thuế, phí trên tổng thu ngân sách 1,52%, tỷ lệ nợ có khả năng thu trên tổng thu ngân sách 2,32%, đạt chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao về thu nợ và xử lý nợ.

Tiếp tục phấn đấu hoàn thành dự toán năm 2024

Các đơn vị Cục Thuế Trà Vinh ký giao ước thi đua năm 2023.

Cục Thuế tỉnh Trà Vinh cho biết, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu nội địa năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu tài chính - ngân sách cả giai đoạn 2021 - 2025, đơn vị đang tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường công tác quản lý khai thác nguồn thu, chống nợ đọng và thất thu ngân sách.

Đơn vị cũng tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ NNT, góp phần giúp NNT duy trì, phục hồi sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng cường quản lý thu ngân sách ngay từ đầu năm để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu nội địa năm 2024 là 6.220 tỷ đồng, bằng 109,1% so với cùng kỳ dự toán bắn ca h5 , dự toán UBND tỉnh; bằng 105,3% so với thực hiện năm 2023. Đồng thời, đơn vị chú trọng triển khai hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, chống chuyển giá; hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, chống thất thu NSNN...

Ban lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Trà Vinh cho biết, đã có kế khoạch triển khai ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm 2024. Cùng với đó, cục thuế sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế, tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả thu. Qua đó, xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả.

Tập trung rà soát các dự án hết thời gian ưu đãi thuế, các dự án mới phát sinh; tăng cường quản lý đôn đốc các khoản thu khác thuộc NSNN không do cơ quan thuế quản lý thu như: thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật về đất đai; tiền sử dụng khu vực biển theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo… nhằm thu đúng, đủ và kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN.

Ưu tiên đẩy mạnh thực hiện cải cách hệ thống thuế

Ban lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Trà Vinh cho biết, năm 2024, đơn vị sẽ ưu tiên xây dựng kế hoạch và đẩy mạnh thực hiện chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2025, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hiện đại hóa hệ thống thuế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phù hợp với các mục tiêu, định hướng đã đề ra tại chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030.

Cục Thuế tỉnh Trà Vinh sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng việc cung cấp các dịch vụ thuế điện tử, thực hiện điện tử hóa, số hóa các khâu trong công tác quản lý thuế; triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền; đẩy mạnh các giải pháp quản lý hóa đơn điện tử, trong đó, tập trung triển khai thực hiện Công điện số 1123/CĐ-TTg, Công điện số 1284/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 04/CT-BTC của Bộ trưởng bắn ca h5 về hóa đơn điện tử góp phần thực hiện chuyển đổi số.

]]>
//tef20.com/tra-vinh-thu-ngan-sach-da-vuot-du-toan-nam-2023-142056.html Gia Cư Fri, 22 Dec 2023 01:07:55 +0700
//tef20.com/co-quan-hai-quan-mong-doanh-nghiep-hop-tac-de-thao-go-vuong-mac-142084.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Thời gian qua Tổng cục Hải quan luôn chủ động tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh Để sớm hiện thực hóa chủ trương sát cánh cơ quan hải quan mong muốn doanh nghiệp chủ động phản hồi những khó khăn vướng mắc trong việc thực thi pháp luật hải quan để được tháo gỡ kịp thời TP. Hồ Chí Minh: Đối thoại, tháo gỡ vướng mắc cho hơn 300 doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đối thoại giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng thực thi pháp luật hải quan Đối thoại, tháo gỡ vướng mắc chính sách thuế - hải quan với hơn 700 doanh nghiệp phía Nam Ngành Hải quan chuyển đổi số toàn diện, phục vụ hiệu quả doanh nghiệp
Cơ quan hải quan mong doanh nghiệp hợp tác để tháo gỡ vướng mắc
Nguồn: Tổng cục Hải quan. Đồ họa: Phương Anh

Định lượng các mục tiêu hỗ trợ

Ngay từ đầu năm 2023, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã giao chỉ tiêu cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại. Trong đó, đáng chú ý là một số chỉ tiêu cụ thể như giảm 5% tỷ lệ tờ khai luồng đỏ, giảm 10% tỷ lệ tờ khai luồng vàng; giảm 10% thời gian thông quan, giải phóng hàng; giảm 20% số lô hàng phải lấy mẫu phân tích, phân loại; tăng 20% số lượng doanh nghiệp tự nguyện tham gia Chương trình hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan so với năm 2022...

Đồng thời, tiếp tục triển khai hiệu quả Hệ thống VASSCM góp phần đơn giản hoá thủ tục đưa hàng hoá khỏi kho, bãi, cảng, giảm sự tiếp xúc giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp, giảm thời gian đi lại của người dân, khắc phục tình trạng ùn tắc tại cổng cảng, kho, bãi… Những giải pháp cụ thể nêu trên chính là “đòn bẩy” góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, đạt sự tăng trưởng, lấy lại đà phục hồi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong năm 2023, Tổng cục Hải quan cũng đã sửa đổi, bổ sung 4 văn bản quy phạm pháp luật có quy định liên quan đến sổ hộ khẩu giấy, công bố 7 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ; nghiên cứu, đề xuất phương án cắt giảm 2 chế độ báo cáo, đơn giản hoá 2 chế độ báo cáo và 1 thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực hải quan.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã triển khai có hiệu quả, đồng bộ theo yêu cầu đối với việc phân công nhiệm vụ và hướng dẫn các đơn vị toàn ngành thực hiện Bộ chỉ số chỉ đạo điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử. Qua đó giúp nâng cao chất lượng thực hiện thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công lĩnh vực hải quan, hướng tới mục tiêu nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

Vừa nắm bắt, tháo gỡ vừa chấn chỉnh

Cơ quan hải quan mong doanh nghiệp hợp tác để tháo gỡ vướng mắc
Tần suất đối thoại với doanh nghiệp của cơ quan hải quan các cấp trong thời gian gần đây tăng theo cấp số nhân. Ảnh: Nguyễn Hiền.

Đặc biệt, để triển khai Cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Tổng cục Hải quan đang triển khai công tác chuẩn bị nâng cấp Hệ thống cung cấp Dịch vụ công trực tuyến nhằm triển khai các chức năng của Hệ thống một cửa điện tử, hình thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo đồng bộ kết quả hồ sơ thủ tục hành chính của ngành Hải quan lên Cổng Dịch vụ công bắn ca h5 và Cổng Dịch vụ công quốc gia theo quy định.

Kết quả cho thấy, đến nay, đã có trên 99% thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương thức điện tử thông qua VNACCS/VCIS và các hệ thống công nghệ thông tin vệ tinh; triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ toàn trình đạt khoảng 62,14% tổng số dịch vụ công; phối hợp với 13 bộ, ngành để thực hiện 250 thủ tục hành chính về quản lý, kiểm tra chuyên ngành với trên 6,67 triệu bộ hồ sơ của hơn 64,7 nghìn doanh nghiệp đã được xử lý thông qua Cơ chế một cửa quốc gia; tiếp tục trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 9 nước thành viên ASEAN thông qua Cơ chế một cửa ASEAN.

Hơn 200 cuộc đối thoại với doanh nghiệp

Thống kê cho thấy, năm qua, cơ quan hải quan các cấp đã thực hiện hơn 200 cuộc đối thoại, trả lời hơn 900 vướng mắc với sự tham gia của hàng nghìn doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Theo bà Trần Thị Thúy Hòa - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan, những cải cách nêu trên thể hiện sự chủ động của ngành Hải quan trong việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, cũng cần sự chủ động của doanh nghiệp.

Bà Hòa chia sẻ, nếu trước đây, mỗi năm cơ quan hải quan chỉ tổ chức 1 lần đối thoại thì nay đã tổ chức định kỳ, thường xuyên, đột xuất các hội nghị, các buổi gặp gỡ để lắng nghe những vướng mắc của doanh nghiệp và giải quyết nhanh chóng.

Ngành Hải quan xác định, việc thường xuyên tổ chức hội nghị đối thoại để doanh nghiệp có điều kiện phản ánh những vướng mắc về cơ chế, chính sách quản lý xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ công chức hải quan khi thi hành công vụ là ưu tiên hàng đầu.

Với giải pháp này, Tổng cục Hải quan và các cục hải quan tỉnh, thành phố đã kịp thời tháo gỡ nhiều vấn đề doanh nghiệp gặp phải, nắm bắt nhanh và tiếp cận thêm được những thông tin bổ ích phục vụ công tác cải cách hành chính về hải quan, đồng thời kịp thời chấn chỉnh, xử lý những biểu hiện tiêu cực của cán bộ công chức các cấp.

Không những vậy, việc nắm bắt các vướng mắc, bất cập, tồn tại cũng là cơ sở để cơ quan hải quan tham mưu cho các cấp sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật, nhất là pháp luật về kiểm tra chuyên ngành để tạo thuận lợi hơn.

“Cơ quan hải quan mong muốn doanh nghiệp chủ động phản hồi những khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi pháp luật. Đồng thời, tích cực đóng góp, đề xuất giải pháp trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật trong lĩnh vực thuế, hải quan nhằm đảm bảo tính khả thi, sự công bằng, minh bạch, dễ hiểu của các văn bản pháp luật” - đại diện Vụ Pháp chế nhấn mạnh./.

]]>
//tef20.com/co-quan-hai-quan-mong-doanh-nghiep-hop-tac-de-thao-go-vuong-mac-142084.html Hồng Vân Fri, 22 Dec 2023 00:35:53 +0700
//tef20.com/tiep-tuc-cai-cach-chinh-sach-thue-ho-tro-doanh-nghiep-142077-142077.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Trong thời gian tới bắn ca h5 tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động linh hoạt thận trọng trong đó tiếp tục rà soát để có chính sách hỗ trợ phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Chính sách thuế hướng đến việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi coi sự phát triển ổn định của doanh nghiệp là giải pháp hiệu quả nhất cho việc phát triển bền vững nền tài chính công đảm bảo cân đối tài khóa

Tiếp tục cải cách chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp
Việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí thuế, dành nguồn lực để duy trì sản xuất - kinh doanh. Ảnh: TL

Cả người dân và nền kinh tế được hưởng lợi

Thời gian qua, bắn ca h5 đã chủ động nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các chính sách về thuế, phí và lệ phí để giảm nghĩa vụ thuế trực tiếp và gián tiếp cho người dân, doanh nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, đã thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế đối với một số khoản thuế như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cho một số đối tượng.

Dư luận đánh giá cao nỗ lực trong điều hành của Chính phủ, bắn ca h5 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế không đạt dự kiến, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN). Việc tiếp tục được giảm thuế GTGT còn 8% sẽ tăng tính cạnh tranh để hút khách.

Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, từ 1/2/2022 đến 31/12/2022 đã thực hiện giảm 2% thuế GTGT đối với nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (áp dụng thuế suất 8%). Năm 2023, chính sách giảm thuế này đã tiếp tục được áp dụng cho giai đoạn từ 1/7/2023 đến 31/12/2023 theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/06/2023 của Quốc hội.

Việc thực hiện các giải pháp về thuế, phí, lệ phí nêu trên cùng với các chính sách khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh khác trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả. Việc giảm thuế đã tác động đến cả tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế theo chiều hướng tích cực, từng bước góp phần khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng.

Dư luận đánh giá cao nỗ lực trong điều hành của Chính phủ, bắn ca h5 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế không đạt dự kiến, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN). Có thể đơn cử một ví dụ như, mỗi ngày khách sạn Hà Nội Daewoo đón hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến sử dụng dịch vụ, từ ăn uống, giải trí đến lưu trú. Việc tiếp tục được giảm thuế GTGT còn 8% sẽ tăng tính cạnh tranh để hút khách.

Trả lời báo chí, ông Sunny Ghaiee - quyền Giám đốc Điều hành Khách sạn Hà Nội Daewoo cho biết: “Với khách lẻ, mức giảm sẽ không thấy đáng kể, nhưng với nhóm khách 5 - 6 người, thậm chí những tiệc 10 - 20 người, khách hàng của chúng tôi đã thấy ngay được số tiền giảm lớn như thế nào. Điều này cũng khiến tỷ lệ lấp đầy của nhà hàng chúng tôi tăng hơn, giá dịch vụ cạnh tranh hơn”.

Hướng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

de xuat chinh sach ho tro doanh nghiep trong dich covid-19

Theo ông Trương Bá Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (bắn ca h5 ), từ năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bùng phát, bắn ca h5 đã tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành nhiều các giải pháp về thuế, phí, các giải pháp đó đã góp phần quan trọng khôi phục thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp đã trực tiếp làm giảm nghĩa vụ thuế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, người dân tiết giảm chi phí thuế, dành nguồn lực để duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội phân tích: “Lợi nhuận đối với doanh nghiệp sản xuất đã có sự tăng trưởng nhẹ từ 3 - 5% và nhờ giảm thuế. Khi được giảm thuế GTGT, doanh nghiệp đã tích lũy được dòng vốn để có thể trả lương cho người lao động”.

Một số chuyên gia cho rằng, việc giảm thuế GTGT chỉ nên thực hiện trong ngắn hạn. Ông Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV đánh giá, chúng ta giảm thuế GTGT sẽ góp phần giảm giá hàng hóa dịch vụ, qua đó góp phần là giảm lạm phát. Như vậy, NSNN muốn đảm bảo tính bền vững hơn thì có thể quay về quỹ đạo cũ là mức thuế GTGT 10%. Tuy nhiên, cũng phải qua thời kỳ khó khăn như hiện nay.

Thời gian tới, bắn ca h5 tiếp tục thực hiện điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, thận trọng; phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Theo đó, coi ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố cốt lõi, là tiền đề quan trọng để thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong đó, chính sách thuế tiếp tục hướng đến việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, chi phí thấp, đồng thời, coi sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp là giải pháp hiệu quả nhất cho việc phát triển bền vững nền tài chính công, đảm bảo cân đối tài khóa.

Để có được các chính sách đúng thì chúng ta phải nhận diện và đánh giá kịp thời diễn biến để có thể chủ động tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội, cũng như cần phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và các chính sách có liên quan. Bên cạnh đó, đánh giá kỹ tác động của các chính sách, để lựa chọn nhằm mục tiêu hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vừa góp phần hỗ trợ định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh giá tăng cao, đảm bảo vai trò chính sách tài khóa được duy trì và an ninh tài chính quốc gia.

Chính sách thuế vừa nuôi dưỡng, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và giá của nhiều nhóm hàng hóa là tư liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao, nhiều quốc gia trên thế giới đã liên tục đưa ra các biện pháp để hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tổng cầu và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô trong nước.

Nhiều giải pháp tài khóa “chưa có tiền lệ”, trong đó các giải pháp về thuế, đã được các quốc gia trên thế giới xây dựng, triển khai thực hiện. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này.

Đặc biệt, trong năm 2022-2023, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô lớn đã đi vào cuộc sống, hướng tới giải quyết cả các vấn đề trước mắt như đảm bảo an sinh xã hội, đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động và các mục tiêu lâu dài như cơ cấu lại nền kinh tế.

Khoảng 700 nghìn tỷ đồng hỗ trợ từ các giải pháp về thuế, phí cho thấy quyết tâm hỗ trợ doanh nghiệp, vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Minh chứng là tăng trưởng GDP năm 2020, 2021 của Việt Nam chỉ đạt 2,91% và 2,58%, thấp hơn nhiều so với tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016-2019.

Năm 2022, nhờ việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm khôi phục và hỗ trợ nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dần từng bước được phục hồi với mức tăng trưởng GDP đạt 8,02%, thuộc nhóm quốc gia có mức tăng trưởng cao trên thế giới.

Cái khéo trong điều hành của bắn ca h5 đó là trong số các giải pháp thực hiện, việc thực hiện giải pháp về gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất tuy không tác động đến cân đối NSNN trong năm, nhưng đã tạo điều kiện thuận lợi, sự chủ động cho các doanh nghiệp trong bố trí dòng tiền để thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Điều này càng có ý nghĩa vào những thời điểm khó khăn, hoạt động sản xuất, kinh doanh đình trệ.

Để làm được điều đó, theo nhận định của giới chuyên gia, có một phần quan trọng từ việc cơ cấu lại thu, chi NSNN và quản lý nợ công. Trong 10 năm qua, cùng với việc kịp thời ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp tại những thời điểm tăng trưởng kinh tế khó khăn, sản xuất đình trệ, hệ thống chinh sách thuế của Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung khá đồng bộ.

Chính sách thuế đã đảm bảo sự kết gắn giữa đổi mới, cải cách gắn với yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế. Việc sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế đã chú trọng đến nuôi dưỡng và đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Đồng thời, đảm bảo minh bạch, đơn giản, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; khuyến khích đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

]]>
//tef20.com/tiep-tuc-cai-cach-chinh-sach-thue-ho-tro-doanh-nghiep-142077-142077.html Minh Anh Fri, 22 Dec 2023 00:24:39 +0700
//tef20.com/nam-2024-hai-quan-quang-ninh-du-kien-thu-ngan-sach-nha-nuoc-vuot-chi-tieu-142089.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Ngày 20 12 Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023 triển khai nhiệm vụ năm 2024 Ông Lưu Mạnh Tưởng Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan dự và chỉ đạo hội nghị Năm 2023, với phương châm “Kỷ cương - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp – Hiệu quả, Lan tỏa niềm tin”, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã quyết liệt, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp. Đồng thời, Cục Hải quan tỉnh cũng chủ động, linh hoạt trong điều hành thực hiện các mục tiêu; phát huy được tính năng động sáng tạo, trí tuệ của tập thể; tận dụng các điều kiện thuận lợi, khắc phục khó khăn… hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2023.

Thu ngân sách dự kiến hết năm 2023 đạt 16.700 tỷ đồng (vượt 45% chỉ tiêu bắn ca h5 giao, vượt 39% chỉ tiêu tỉnh Quảng Ninh giao); thực hiện thủ tục hải quan cho gần 140.000 tờ khai của 1.565 doanh nghiệp với tổng kim ngạch các loại hình là 15,38 tỷ USD (tăng 75% về tờ khai, tăng 0,06% về kim ngạch và tăng 25% về số doanh nghiệp làm thủ tục so với năm 2022); giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh cho trên 343.000 phương tiện (tăng 177% so với năm 2022) và trên 4 triệu lượt hành khách xuất nhập cảnh (tăng 5.100% so với năm 2022); không để phát sinh điểm nóng, vượt tiến độ cả 10/10 chỉ tiêu kiểm soát, chống buôn lậu được Tổng cục Hải quan giao.

Đặc biệt, năm 2023, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh cũng là điểm sáng của ngành Hải quan cả nước về thực hiện chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật Hải quan. Cũng là năm lần đầu tiên Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh tổ chức thành công hội nghị đối thoại doanh nghiệp theo hình thức trực tuyến và các hoạt động hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, tổ chức thành công nhiều hoạt động mang ý nghĩa chính trị sâu sắc như hội đàm “Hai nước bốn bên” lần thứ 9, đón tiếp đoàn Hải quan Lào đến thăm và làm việc trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Hải quan Lào và Hải quan Việt Nam năm 2023.

Năm 2024, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đặt ra nhiều chỉ tiêu như: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng tối thiểu 5% so với năm 2023; thu ngân sách nhà nước vượt chỉ tiêu được giao; tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa không quá 5%; hoàn thành vượt các chỉ tiêu kiểm soát được giao; quản lý được địa bàn, kiểm soát được tình hình và kiềm chế được đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại.

Ông Lưu Mạnh Tưởng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trao Bằng khen của bắn ca h5 cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2022.

Ông Lưu Mạnh Tưởng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2023, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu ngân sách nhà nước là 425.000 tỷ đồng.

Dự kiến số thu cả năm đạt 365.000 tỷ đồng (đạt 86% so với dự toán được giao, giảm 16% so với năm 2022). Trong bức tranh chung này, Hải quan Quảng Ninh là đơn vị hiếm hoi của toàn ngành hoàn thành sớm, hoàn thành xuất sắc, hoàn thành toàn diện mọi nhiệm vụ được giao, nhất là trong thu ngân sách, đồng hành cùng doanh nghiệp, chống buôn lậu, gian lận thương mại, quản trị nội bộ…

Điều này cho thấy những nỗ lực, cố gắng cũng như tinh thần luôn không ngừng đổi mới, sáng tạo của Hải quan Quảng Ninh.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan cũng nhất trí với những chỉ tiêu Cục Hải quan Quảng Ninh đặt ra trong năm 2024. Tuy nhiên, năm 2024, một số thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống có thể bị thu hẹp, khó khăn thách thức từ sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất, "sức khỏe" của doanh nghiệp đã bị bào mòn qua đại dịch Covid-19 và chưa có tiềm lực để tăng trưởng mạnh mẽ trở lại.

Do đó, Cục Hải quan Quảng Ninh cần lưu ý một số nội dung trọng tâm như: Bám sát chỉ đạo của bộ, ngành và của tỉnh để khẩn trương, quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các mặt công tác; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm là đánh giá sát khả năng thu NSNN, phân tích đúng các nguyên nhân ảnh hưởng, dự báo tiến độ thu, quyết liệt triển khai các giải pháp tăng thu, chống thất thu, tạo nguồn thu bền vững.

Trong tạo thuận lợi XNK, phải tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan hướng tới mục tiêu chuyển đổi số toàn diện theo lộ trình của Tổng cục Hải quan và tỉnh Quảng Ninh; đồng thời tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng lực lượng Hải quan liêm chính, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao uy tín, vị thế của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh.

Đối với công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại cần tiếp tục phát huy tốt vai trò là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh; triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để quản lý tốt địa bàn.

Trong khuôn khổ hội nghị, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức công bố kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cấp cơ sở năm 2023 (CDCI). Theo báo cáo của Cục, với phương châm “Thực chất – Hiệu quả – Lan tỏa niềm tin”, CDCI 2023 được tiến hành khảo sát hoàn toàn bằng hình thức trực tuyến đối với 1.114 doanh nghiệp (365 doanh nghiệp trong tỉnh và 749 doanh nghiệp ngoài tỉnh).

Số phiếu thu về là 780 phiếu (đạt tỉ lệ phản hồi 702%, tăng 7% so với năm 2022). Kết quả CDCI 2023 cho thấy gần 99% doanh nghiệp bày tỏ sự hài lòng hoặc rất hài lòng đối với chất lượng phục vụ của các Chi cục thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh.

Trên cơ sở kết quả khảo sát, Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái đạt vị trí quán quân CDCI năm 2023 với 95,76 điểm; đồng chí Phạm Quốc Hưng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái được vinh danh Người đứng đầu có chất lượng quản lý, điều hành cao nhất năm 2023.

Tại hội nghị, nhiều tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc được tặng Cờ thi đua và Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ninh trong phong trào thi đua năm 2023; Danh hiệu tập thể xuất sắc của bắn ca h5 .

]]>
//tef20.com/nam-2024-hai-quan-quang-ninh-du-kien-thu-ngan-sach-nha-nuoc-vuot-chi-tieu-142089.html Lan Hương Thu, 21 Dec 2023 14:24:06 +0700
//tef20.com/tp-ho-chi-minh-ton-vinh-21-doanh-nghiep-tieu-bieu-trong-xuat-nhap-khau-142097.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Chiều 21 12 Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Tôn vinh 21 doanh nghiệp có hoạt động hoạt động xuất nhập khẩu xuất sắc tiêu biểu trên địa bàn đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước trong năm 2023 Đến dự buổi lễ tôn vinh và trao kỷ niệm chương cho các doanh nghiệp tiêu biểu có ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Văn Thọ - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; đại diện nhiều đơn vị của TP. Hồ Chí Minh, Tổng cục Hải quan…

Lãnh đạo ngành Hải quan và quan khách chụp ảnh lưu niệm cùng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiêu biểu. Ảnh: Đỗ Doãn
Lãnh đạo ngành Hải quan và quan khách chụp ảnh lưu niệm cùng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiêu biểu. Ảnh: Đỗ Doãn

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp trong năm 2023 trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhưng với sự năng động, sáng tạo, cùng sự hỗ trợ của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp đã duy trì sản xuất, xuất khẩu đóng góp to lớn vào số thu ngân sách nhà nước.

Theo ông Dũng, TP. Hồ Chí Minh đang quyết tâm thực hiện chuyển đổi số và thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội. Ngoài các kế hoạch chung đang triển khai, thấu hiểu khó khăn của doanh nghiệp, TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ nhiều chính sách mới, như đề án hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đề án hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu…

Theo ông Đỗ Thanh Quang – Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, năm 2023, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã đạt được một số kết quả nổi bật như số lượng doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tăng thêm 3% lên hơn 65.000 doanh nghiệp; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 115 tỷ USD, chiếm khoảng 16% toàn ngành; số thu ngân sách nhà nước đạt hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm hơn 33% số thu toàn ngành.

Lãnh đạo Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh trao tặng hoa và kỷ niệm chương cho một doanh nghiệp tiêu biểu. Ảnh: Đỗ Doãn

Tại buổi lễ, đại diện các doanh nghiệp đã đánh giá cao kết quả cải cách thủ tục hành chính của ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh nói riêng, đã hỗ trợ rất nhiều trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh khó khăn của năm 2023.

Theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương cho biết, thời gian qua, ngành Hải quan và Cục Hải quan TPHCM đã có những chuyển biến tích cực trong công tác cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng nhiều chương trình quản lý hiện đại vào các khâu nghiệp vụ, tạo thuận lợi rất nhiều cho công đồng doanh nghiệp và người dân.
]]>
//tef20.com/tp-ho-chi-minh-ton-vinh-21-doanh-nghiep-tieu-bieu-trong-xuat-nhap-khau-142097.html Đỗ Doãn Thu, 21 Dec 2023 14:08:48 +0700
//tef20.com/nganh-thue-can-phan-dau-dat-ket-qua-thu-cao-nhat-142085.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Trong năm 2023 có rất nhiều khó khăn nhưng ngành Thuế đã cố gắng thực hiện các giải pháp quản lý thuế để hoàn thành nhiệm vụ Chỉ còn 10 ngày nữa sẽ kết thúc năm 2023 ngành Thuế cần tiếp tục thực hiện các giải pháp nghiệp vụ chức năng quản lý thuế các nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023 như Tăng cường thực hiện các giải pháp quản lý thu hồi tiền thuế nợ không để dây dưa kéo dài hạn chế nợ mới phát sinh phấn đấu đạt kết quả thu cao nhất Thứ trưởng Bộ ... Nhiều bước tiến quan trọng trong công tác quản lý thuế

Chiều 21/12, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2024. Thứ trưởng bắn ca h5 Cao Anh Tuấn dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn chúc mừng ngành Thuế cơ bản hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước được Quốc hội, Chính phủ và bắn ca h5 giao.

Thứ trưởng bắn ca h5 Cao Anh Tuấn dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Thứ trưởng Cao Anh Tuấn cho rằng, chỉ còn 10 ngày nữa sẽ kết thúc năm 2023, một năm đầy những biến động, tình hình thế giới biến động rất nhanh, phức tạp, chưa có tiền lệ; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột Nga - Ukraine kéo dài; quý IV/2023 lại xuất hiện thêm xung đột ở Trung Đông; lạm phát thế giới tăng cao, xu hướng tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ…, dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu; rủi ro tài chính, tiền tệ, mất an ninh năng lượng, lương thực đang hiện hữu…

Bối cảnh kinh tế trong nước, môi trường sản xuất kinh doanh tiếp tục khó khăn do hệ lụy từ những tác động của dịch Covid-19, khả năng cạnh tranh, sức chống chịu của nền kinh tế còn hạn chế, dịch bệnh thiên tai hạn hán bão lũ diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề ở nhiều địa phương. Nền kinh tế trong nước phải chịu nhiều áp lực từ những yếu tố bất lợi của thị trường nước ngoài trong khi các ngành kinh tế lớn đầu tư chủ yếu của Việt Nam phục hồi chậm, nhu cầu tiêu dùng còn yếu, gặp hàng rào bảo hộ, gây ảnh hưởng đến nhiều ngành, lĩnh vực, tác động tiêu cực tới sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

Trong bối cảnh đó, bắn ca h5 , Tổng cục Thuế đã tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành các giải pháp về gia hạn, miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất (như gia hạn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế tiêu thụ đặc biệt) và tiền thuê đất; miễn, giảm thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, cùng nhiều khoản phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.

Thứ trưởng Cao Anh Tuấn cho biết, năm 2020, tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ khoảng 129 nghìn tỷ đồng; năm 2021 khoảng 145 nghìn tỷ đồng; năm 2022 khoảng 233 nghìn tỷ đồng. Quý IV/2023, đã chủ động đề xuất gói giải pháp giảm, giãn, gia hạn tiền thuế, phí, tiền thuê đất để áp dụng cho năm 2023 dự kiến là khoảng gần 180 nghìn tỷ đồng.

Đến tháng 10/2023, bắn ca h5 tiếp tục báo cáo Chính phủ trình Thường vụ Quốc hội giải pháp giảm 2% thuế GTGT từ 1/1/2024 đến 30/6/2024 (ngày 29/11/2023 vừa qua Quốc hội đã thông qua Nghị quyết tại kỳ họp thứ 6), việc giảm trong 6 tháng đầu năm 2024 sẽ làm NSNN giảm thu khoảng 25.000 tỷ đồng.

"Từ nay đến cuối năm còn 10 ngày, yêu cầu, ngành Thuế cần tiếp tục thực hiện các giải pháp nghiệp vụ chức năng quản lý thuế; các nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023 như: Tăng cường thực hiện các giải pháp quản lý, thu hồi tiền thuế nợ, không để dây dưa, kéo dài, hạn chế nợ mới phát sinh; phấn đấu đạt kết quả thu cao nhất" - Thứ trưởng Cao Anh Tuấn chỉ đạo.

“Có thể thấy rằng, trong năm 2023 có rất nhiều khó khăn nhưng ngành Thuế đã cố gắng thực hiện các giải pháp quản lý thuế để hoàn thành nhiệm vụ, đến ngày 20/12/2023, tổng thu ngành Thuế quản lý (không kể dầu) đã đạt 1.368.936 tỷ đồng, bằng 103% so dự toán; 16/20 khoản thu hoàn thành và vượt; có 16/64 cục thuế đã vượt dự toán; cả 3 khu vực sản xuất kinh doanh đều đã vượt dự toán. Công tác quản lý thuế; chống thất thu gian lận; nợ đọng thuế; triển khai ứng dụng quản lý thuế trên nền tảng số đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng” - Thứ trưởng Cao Anh Tuấn nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng, bên cạnh đó, năm 2023 vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế. Theo báo cáo của ngành Thuế, có 24/63 địa phương đánh giá không hoàn thành dự toán NSNN năm 2023. Nếu cộng cả số đã thực hiện giảm thu do chính sách ngoài dự toán thì còn 9/63 địa phương không hoàn thành dự toán.

Cơ quan thuế địa phương chưa sâu sát tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương; việc phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn còn có những hạn chế nhất định, thiếu thường xuyên.

Công tác quản lý hoàn thuế và hóa đơn điện tử vẫn chưa thật sự chủ động, chưa có sự truyền thông, phản hồi kịp thời cho dư luận. Đầu tư hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin tuy đã nỗ lực nhưng vẫn còn chưa đáp ứng tiến độ chuyển đổi số trong quản lý. Do đó, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn đề nghị ngành Thuế rà soát thêm những vấn đề trên để khắc phục trong quá trình triển khai nhiệm vụ, chương trình công tác thuế năm 2024 được tốt hơn.

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số

Thứ trưởng Cao Anh Tuấn cho biết thêm, hiện nay Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2024, theo đó nhiệm vụ thu ngân sách là 1.700.988 tỷ đồng, đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề.

Để hoàn thành mục tiêu trên đòi hỏi ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng, cần tiếp tục phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Ngành Thuế cần phấn đấu đạt kết quả thu cao nhất
Thứ trưởng bắn ca h5 Cao Anh Tuấn (đứng giữa) trao “Cờ thi đua của bắn ca h5 ” năm 2022 cho tập thể Lãnh đạo Tổng cục Thuế.

Theo đó, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn yêu cầu ngành Thuế bám sát 10 nhóm giải pháp sẽ thực hiện trong năm 2024 đã đề ra. Ngoài ra, Thứ trưởng đề nghị ngành Thuế nghiên cứu thêm một số giải pháp như:

Một là, phấn đấu 63/63 địa phương đều hoàn thành dự toán được giao. Theo đó, Tổng cục Thuế cần chủ động tăng cường chỉ đạo, giao ban với các cục thuế để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cũng như định hướng, điều hành công tác thu NSNN một cách kịp thời, thường xuyên, đáp ứng tiến độ chung của cả nước.

Hai là, nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế. Cần chủ động rà soát, tổng hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định phù hợp với thực tế, có nghiên cứu kinh nghiệm các nước và cập nhật những thông lệ quốc tế tốt, đáp ứng được tiến trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của đất nước.

Thứ trưởng Cao Anh Tuấn cho rằng, nhiệm vụ công tác chuyển đổi số là nhiệm vụ có tính trọng yếu, là giải pháp mang tính căn cơ, lâu dài trước bối cảnh nền kinh tế đất nước càng phát triển thì đối tượng và phạm vi quản lý của hệ thống thuế cũng ngày càng nhiều hơn trong khi vẫn phải thực hiện sắp xếp, tinh giản bộ máy/biên chế theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Do đó, ngành Thuế cần quan tâm và triển khai mạnh mẽ hơn nữa, phải đưa công tác hiện đại hóa trở thành một điểm sáng của hệ thống thuế, góp phần thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và kế hoạch chuyển đổi số của bắn ca h5 .

Ba là, làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế. Tăng cường công tác truyền thông, chủ động cung cấp thông tin về những vấn đề thu hút sự chú ý, quan tâm của dư luận xã hội.

Cần quán triệt và nâng cao nhận thức toàn hệ thống thuế về vai trò và ý nghĩa rất quan trọng của công tác truyền thông chính sách theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Truyền thông chính sách phải để “Dân biết - dân hiểu - dân tin - dân theo - dân làm - dân thụ hưởng”.

Bốn là, đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số, song song với việc đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cần phải nghiên cứu, phát triển các ứng dụng mới, hiện đại, có khả năng xử lý dữ liệu lớn và phân tích chuyên sâu vào công tác quản lý thuế.

Năm là, quyết liệt triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và hóa đơn trong lĩnh vực xăng dầu theo đúng quy định pháp luật và tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Sáu là, tiếp tục nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra thuế, tăng cường quản lý hoàn thuế, nợ thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước trên cơ sở áp dụng đầy đủ các quy định, nguyên tắc quản lý rủi ro về thuế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và đảm bảo trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ công chức thuế./.

]]>
//tef20.com/nganh-thue-can-phan-dau-dat-ket-qua-thu-cao-nhat-142085.html Bài và ảnh: Văn Tuấn - Đức Minh Thu, 21 Dec 2023 12:23:43 +0700
//tef20.com/nganh-thue-no-luc-thu-ngan-sach-noi-dia-vuot-55-du-toan-142067.html Thuế - Hải quan - Thời báo Tài chính Việt Nam Online Chiều 21 12 Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2023 triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2024 Báo cáo của Tổng cục Thuế cho thấy tính đến ngày 20 12 2023 tổng thu do cơ quan thuế quản lý đạt 1 396 430 tỷ đồng đạt 101 7 dự toán trong đó thu nội địa đạt 1 336 487 tỷ đồng đạt 100 4 so dự toán có 29 63 địa phương đã hoàn thành dự toán thu năm 2023 Trong những ngày cuối năm ngành Thuế đang nỗ ... 29/63 địa phương đã hoàn thành dự toán thu

Năm 2023, ngành Thuế triển khai nhiệm vụ, công tác thuế trong tình hình kinh tế - chính trị thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết quốc gia và khu vực trên phạm vi toàn cầu. Trong nước, nhiều lĩnh vực gặp khó khăn; các chuỗi cung ứng bị đứt gãy; thu hút vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm, không ít doanh nghiệp rơi vào thế bị động, hàng ngàn doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường.

Trong khi đó, năm 2023 được Đảng, Quốc hội, Chính phủ xác định là năm bản lề thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội của giai đoạn 2021 - 2025; đòi hỏi các cấp các ngành tập trung cao độ để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành điều hành phiên tham luận tại hội nghị.

Với quyết tâm hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ, ngay từ những ngày đầu năm, Tổng cục Thuế đã triển khai 10 nhiệm vụ trọng tâm và 22 nhóm giải pháp đã đề ra tại Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2022.

Cụ thể, toàn ngành Thuế triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; tập trung rà soát quy trình, quy chế, đơn giản hóa thủ tục. Đồng thời, triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra; thực hiện tốt các giải pháp thu hồi nợ đọng thuế, kiểm soát chặt chẽ tình hình kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, tăng cường công tác tuyên truyền, đối thoại, giải đáp vướng mắc cho người nộp thuế (NNT).

Nhờ sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị; sự chủ động của bắn ca h5 , Tổng cục Thuế trong việc tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành những quyết sách đúng đắn trong việc hỗ trợ mạnh cho sản xuất kinh doanh, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, công tác thuế năm 2023 đã đạt được những kết quả quan trọng.

Tổng cục Thuế cho biết, tính đến ngày 20/12/2023, tổng thu do cơ quan thuế quản lý đạt 1.396.430 tỷ đồng, đạt 101,7% dự toán, trong đó thu nội địa đạt 1.336.487 tỷ đồng, đạt 100,4% so dự toán; có 29/63 địa phương đã hoàn thành dự toán thu năm 2023.

Với quyết tâm hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu NSNN để tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành Thuế vẫn đang nỗ lực triển khai thực hiện thu quyết liệt trong những ngày cuối năm 2023. Theo đó, ước thực hiện cả năm 2023, tổng thu do cơ quan thuế quản lý vượt khoảng 5,5% dự toán, bằng 95,4% so với thực hiện năm 2022.

Có 16/20 khoản thu, sắc thuế hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán. Có 8/20 khoản thu, sắc thuế có mức tăng trưởng so cùng kỳ.

Có 47/64 cục thuế hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2023.

Với kết quả đạt được, Tổng cục Thuế tiếp tục khẳng định và nối dài thành tích liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, góp phần cùng cả nước hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.

Nỗ lực vượt khó, triển khai thành công công tác thuế năm 2024

Đề cập đến việc triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2024, lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, phát huy những thành tích đã đạt được trong năm 2023, toàn ngành Thuế tiếp tục nỗ lực vượt khó khăn, thách thức, cùng chung sức đồng lòng triển khai thực hiện thành công nhiệm vụ công tác thuế năm 2024.

Cụ thể, ngành Thuế tập trung nguồn lực, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thu, chống thất thu ngân sách, thu hồi nợ thuế, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2024 được Quốc hội giao là 1.486.413 tỷ đồng. Trong đó: Thu dầu thô là 46.000 tỷ đồng; thu nội địa là 1.440.413 tỷ đồng.

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2024.

Cùng đó, ngành Thuế thực hiện tốt chương trình xây dựng chính sách pháp luật về thuế, hoàn thiện quy trình quản lý thuế theo thông lệ quốc tế để bảo đảm công bằng, chú trọng hiệu quả thu thuế. Kịp thời triển khai áp dụng các văn bản, chính sách pháp luật vào cuộc sống. Đồng thời, xây dựng, nâng cấp kịp thời các ứng dụng quản lý phục vụ cho công tác quản lý thuế, đảm bảo việc triển khai các quy định mới được thông suốt, hiệu quả.

Ngành Thuế tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế, để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế phù hợp với diễn biến kinh tế thế giới và trong nước trong thời gian tới; đồng thời tập trung triển khai kịp thời, hiệu quả các giải pháp này nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo đà phát triển kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu.

Năm 2024, ngành Thuế tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm đội ngũ cán bộ công chức trong thực thi công vụ và thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiết kiệm chống lãng phí.

Cùng đó, ngành Thuế tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả và giám sát chặt chẽ việc thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 với 13 đề án thành phần theo các lĩnh vực quản lý thuế.

Ngành Thuế tiếp tục triển khai các nghị quyết, kế hoạch, chương trình của Chính phủ với mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số mạnh mẽ với mục tiêu tiến tới tài chính số.

Tiếp tục kiện toàn, tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, thông suốt, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế theo chỉ đạo của Chính phủ, bắn ca h5 , đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Thuế, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao./.

]]>
//tef20.com/nganh-thue-no-luc-thu-ngan-sach-noi-dia-vuot-55-du-toan-142067.html Bài và ảnh: Văn Tuấn - Đức Minh Thu, 21 Dec 2023 09:38:21 +0700