Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Chứng khoán - Thời báo Tài chính Việt Nam Online //tef20.com/chung-khoan Thu, 28 Dec 2023 19:28:49 +0700 //tef20.com/chung-khoan-hom-nay-2812-da-tang-lay-lai-khoi-ngoai-gop-them-dong-luc-142612.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Thị trường chứng khoán hôm nay 28 12 diễn biến tích cực hơn so với phiên hôm qua Dù chưa thể vượt qua mốc 1 130 điểm song chỉ số VN Index tăng điểm trở lại với động lực khá tốt từ nhóm VN30 Thanh khoản cải thiện trở lại và khối ngoại tăng mua ròng giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư VN-Index nối lại đà tăng

Thị trường chứng khoán hôm nay giằng co nhẹ phiên sáng, nhưng lực tăng cải thiện đáng kể trong phiên chiều. Mặc dù chưa tạo được sự bứt phá nhưng đà tăng đã được lấy lại ở mức khá cùng độ rộng khá tốt. Thanh khoản cũng cải thiện hơn, trong khi dòng tiền ngoại có thêm một phiên tích cực.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index tăng +6,94 điểm, đóng cửa 1.128,93 điểm. Độ rộng của thị trường tích cực hơn hẳn so với phiên hôm qua. Thống kê trên HOSE, hôm nay có 312 mã tăng, 113 mã tham chiếu, trong khi chỉ có 163 mã giảm. Về nhóm ngành, độ rộng cũng nghiêng về phía tích cực với 13/18 ngành tăng điểm. Trong đó, ngành truyền thông dẫn đầu đà tăng; ngành bất động sản, ngân hàng cũng có một phiên giao dịch tích cực.

Các cổ phiếu lớn đã hỗ trợ cho thị trường phiên này có VHM (+2), VIC (+0,81), SSB (+0,64), VPB (+0,59), TCB (+0,57)... Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu lớn đã gây áp lực cho thị trường gồm: BID (-0,42), GAS (-0,17), HVN (-0,13), FPT (-0,09), ITA (-0,06)…

Nhóm VN30 diễn biến tương tự nhưng mức tăng mạnh hơn. Theo đó, chỉ số VN30 đóng cửa tại 1.128,51 điểm, tăng +12,57 điểm so với phiên trước. Rổ VN30 sắc xanh lấn lướt với 25 mã tăng, 1 mã đứng giá và chỉ có 4 mã giảm.

Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng đóng cửa trong sắc xanh. Theo đó, chỉ số HNX-Index tăng +0,75 điểm, đóng cửa tại 231,34 điểm; trong khi đó, chỉ số UPCoM-Index tăng +0,50 điểm đạt 86,96 điểm.

Thanh khoản thị trường cải thiện trở lại mặc dù con số không lớn. Theo đó, tính riêng trên sàn HOSE, tổng giá trị giao dịch đạt mức 15.502 tỷ đồng, trong đó giá trị khớp lệnh đạt 12.971 tỷ đồng, tăng +6,28% so với phiên trước.

Khối ngoại có thêm một phiên giao dịch tích cực khi gia tăng mua ròng. Tính trên HOSE, khối ngoại mua ròng +442,35 tỷ đồng, trong đó, lực mua tập trung vào một số mã gồm VHC (+73,31 tỷ đồng), HCM (+52,37 tỷ), FUEVFVND (+51,26 tỷ)… Khối ngoại cũng mua ròng trên sàn HNX với giá trị +11,2 tỷ đồng.

Khối ngoại tạo “bất ngờ nhẹ”

Thị trường chứng khoán nối lại chuỗi phiên tăng sau phiên đứt nhịp hôm qua. Dù có giằng co, có lực “đỏ nhẹ”, nhung chỉ số cứ tăng dần về cuối phiên cho thấy lực cầu cải thiện dần. Nhìn toàn cảnh, thị trường hôm nay đã tích cực hơn.

Độ rộng hôm nay là khá tốt, nhưng điểm nhấn lại nằm ở nhóm vốn hóa lớn. Rổ VN30 hôm nay là động lực cho chỉ số nới rộng đà tăng trong phiên chiều. Rổ này hôm nay có tới 25 mã tăng, giúp biên độ tăng của chỉ số cũng tốt hơn hẳn so với chỉ số chung.

Dòng tiền khối ngoại tích cực hơn giúp hỗ trợ tâm lý cho thị trường. Ảnh: Minh họa.

Dòng tiền vào thị trường hôm nay có cải thiện, nhưng thực sự chưa nổi bật. Tâm lý thận trọng trước kỳ lễ phần nào cũng khiến dòng tiền chần chừ. Điểm nhấn của thị trường chứng khoán hôm nay phải kể đến là giao dịch của khối ngoại. Khối ngoại duy trì phiên mua ròng thứ 2 liên tiếp và giá trị mua cũng được tăng lên khá tốt với hơn 45 tỷ đồng trên cả 2 sàn. Mặc dù mức tác động tới điểm số không lớn, nhưng đã góp phần cải thiện tâm lý nhà đầu tư trên thị trường.

Nhìn chung, thị trường hôm nay tuy có một phiên giao dịch tích cực hơn, nhưng VN-Index vẫn chưa thể vượt qua ngưỡng kháng cự 1.130 điểm, đồng thời thanh khoản còn chưa tăng mạnh mẽ. Do vậy, chỉ số VN-Index vẫn cần vượt qua vùng kháng cự 1.120 – 1.130 điểm với thanh khoản lớn để xác nhận đà hồi phục./.

]]>
//tef20.com/chung-khoan-hom-nay-2812-da-tang-lay-lai-khoi-ngoai-gop-them-dong-luc-142612.html Thái Duy Thu, 28 Dec 2023 14:22:42 +0700
//tef20.com/10-su-kien-van-de-chung-khoan-noi-bat-2023-duoc-cau-lac-bo-nha-bao-chung-khoan-binh-chon-142613.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Chiều ngày 28 12 2023 tại Hà Nội Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán tổ chức công bố 10 sự kiện vấn đề chứng khoán nổi bật năm 2023 Đây là hoạt động thường niên được câu lạc bộ tổ chức từ khi thành lập đến nay trên cơ sở bình chọn của các thành viên 1. Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán
Với quy mô tăng trưởng vượt bậc, việc TTCK Việt Nam vẫn trong nhóm thị trường cận biên theo xếp hạng của MSCI và FTSE Russell, được ví như “một con cá lớn nằm trong ao nhỏ”. Cổ phiếu Việt Nam đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong các chỉ số thị trường cận biên, với 29% trong chỉ số thị trường cận biên của MSCI và 38% trong chỉ số của FTSE Russell. Nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi, các quỹ đầu tư thụ động sẽ rót hàng tỷ USD vốn mới vào Việt Nam.

Công điện số 1360/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/12/2023 yêu cầu bắn ca h5 chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong thời gian sớm nhất, nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư tổ chức; kịp thời, chủ động báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.

Nâng hạng TTCK là 1 trong 7 mục tiêu được Chính phủ đặt ra trong lộ trình tái cấu trúc, phát triển thị trường đến năm 2025. Sau hơn 2 thập kỷ phát triển, Việt Nam đang có TTCK với vốn hóa 246 tỷ USD, giá trị giao dịch trung bình mỗi ngày đạt khoảng 1 tỷ USD ,với gần 50 công ty đạt vốn hóa trên 1 tỷ USD.

2. Ra mắt hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Sau chỉ khoảng 9 tháng “chạy đua với thời gian” chuẩn bị, thị trường giao dịch thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (TPDNRL) chính thức vận hành từ ngày 19/7/2023 tại Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX). Đây được xem là một dấu mốc quan trọng trong chặng đường phát triển thị trường TPDN tại Việt Nam theo hướng minh bạch, lành mạnh, bền vững hơn.

Lễ khai trương hệ thông giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ngày 19/7/2023.

Việc đưa hệ thống giao dịch TPDNRL vào vận hành góp phần tăng tính minh bạch, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư trong giao dịch, từ đó thúc đẩy tính thanh khoản, cũng như tạo điều kiện cho thị trường sơ cấp TPDNRL phát triển bền vững hơn. Ngoài ra, thị trường này đi vào hoạt động còn giúp cho các cơ quản lý nhà nước trong công tác quản lý, và người dân, doanh nghiệp cũng sẽ giám sát, từ đó nâng cao tính công khai, minh bạch của thị trường.

Sau hơn 5 tháng vận hành, thị trường giao dịch TPDNRL cho thấy hoạt động ổn định, an toàn và thanh khoản ngày càng tích cực. Tính đến hết tháng 11/2023, đã có 760 mã trái phiếu của 206 tổ chức phát hành đăng ký giao dịch với giá trị 519,4 nghìn tỷ đồng. Về thanh khoản, tính từ ngày 19/7 - 25/12/2023, tổng giá trị giao dịch đã đạt 189.976 tỷ đồng, thanh khoản bình quân phiên đạt trên 1.600 tỷ đồng/phiên.

3. TTCK bị ảnh hưởng mạnh bởi lãi suất, biến động tỷ giá

Từ tháng 3/2023, Ngân hàng Nhà nước khởi động tiến trình giảm lãi suất, đi ngược lại xu hướng tăng lãi suất trên toàn thế giới. Chỉ trong 3 tháng có tới 4 lần thay đổi các mức lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động.

Hành động quyết liệt này khiến mặt bằng lãi suất VND giảm mạnh và TTCK xuất hiện sóng tăng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9 với mức tăng trưởng VN-Index tới hơn 20%. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất mạnh tay cũng đưa đến hệ quả là đồng USD trong nước tăng giá mạnh kết hợp với xu hướng tăng của thế giới do FED tiếp tục tăng lãi suất. Đến cuối tháng 8/2023 tỷ giá VND/USD đã vượt ngưỡng 24.000 đồng. Biến động tỷ giá đã khiến dòng vốn ngoại chảy ngược khỏi TTCK Việt Nam với quy mô lớn.

Ngày 21/9/2023, Ngân hàng Nhà nước thực hiện phát hành tín phiếu để hỗ trợ tỷ giá khiến TTCK rơi vào xu hướng điều chỉnh kéo dài tới tận đầu tháng 11/2023 với mức sụt giảm khoảng 18%. Ngày 8/11 đợt phát hành tín phiếu kết thúc, FED dừng tăng lãi suất, tỷ giá trong nước đạt đỉnh và TTCK ổn định trở lại.

4. Ngành chứng khoán làm sạch số liệu tài khoản

Tháng 11/2023 lần đầu tiên số liệu tài khoản đầu tư chứng khoán được ghi nhận sụt giảm đột ngột khi hơn 545.000 tài khoản bị xóa khỏi hệ thống và số bị xóa lớn gấp nhiều lần số tài khoản mở mới. Nguyên nhân là các công ty chứng khoán bắt đầu quá trình làm sạch số liệu tài khoản, đặc biệt xử lý các “di sản” từ thời kỳ đầu khi thị trường đón nhận các tài khoản mở trong giai đoạn cổ phần hóa bao gồm tài khoản của người lao động; tài khoản giao dịch trên thị trường OTC. Các tài khoản bị xóa là những tài khoản không hoạt động, do đó không ảnh hưởng đến giao dịch bình thường của thị trường.

Trước đó, từ đầu tháng 10/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch dữ liệu người tham gia giao dịch chứng khoán.

5. Doanh nghiệp Việt tìm đường lên sàn chứng khoán ngoại qua niêm yết cửa sau

Ngày 15/8/2023 cổ phiếu của công ty VinFast chính thức được giao dịch trên sàn Nasdaq Global Select Market (Mỹ), sau khi hoàn tất giao dịch hợp nhất kinh doanh với Black Spade Acquisition Co ngày 14/8/2023. Sự kiện này đánh dấu việc lần đầu tiên ghi nhận một doanh nghiệp Việt Nam thông qua niêm yết cửa sau trực tiếp lên sàn giao dịch chính thức tại Mỹ (sàn Nasdaq).

Trước đó năm 2008, đã có trường hợp Cavico thông qua niêm yết cửa sau lên sàn OTC và tháng 9/2009 được niêm yết trên Nasdaq nhưng sau đó bị hủy niêm yết do không đáp ứng được yêu cầu công bố thông tin. SPAC (Special Purpose Acquisition Companies) là công ty mua lại với mục đích đặc biệt, thường là các công ty rỗng hay chỉ là công ty vỏ bọc đã niêm yết được sử dụng để huy động vốn mua lại các công ty hoạt động thật. Từ đó công ty được mua lại sẽ chính thức IPO và niêm yết nên được gọi là hình thức niêm yết cửa sau (back door listing), hoặc thâu tóm ngược (reverse merger). Việc sử dụng SPAC là để giúp các công ty nhanh chóng vượt qua các điều kiện và thực hiện IPO và niêm yết. Sau sự kiện niêm yết của VinFast, một doanh nghiệp khác là VNG cũng có kế hoạch lên sàn Nasdaq thông qua cổ đông lớn VNG Limited có trụ sở tại Cayman.

6. Vốn ngoại bán ròng kỷ lục

Năm 2023 là năm thứ hai TTCK Việt Nam ghi nhận mức bán ròng kỷ lục của nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2021 khối ngoại bán ròng khoảng 2,3 tỷ USD là mức cao nhất trong lịch sử thị trường. Tính đến cuối tháng 12/2023 tổng giá trị bán ròng toàn bộ 3 sàn là hơn 24.000 tỷ đồng, trong đó bán ròng trên sàn HoSE đạt hơn 25.700 tỷ đồng.

Việc dòng vốn ngoại bán ròng lớn không chỉ dưới tác động của yếu tố tỷ giá mà còn nằm trong sự dịch chuyển dòng vốn chung trên toàn cầu khi các quỹ đầu tư phân bổ lại thị trường. Khi FED dừng tăng lãi suất và phát tín hiệu đảo ngược giảm lãi suất trong năm 2024, các quỹ cổ phiếu trên các thị trường phát triển hút dòng tiền đổ vào, trong khi hiệu suất trong năm 2023 ở các thị trường đang phát triển và cận biên cũng kém hơn. Điều này được xác nhận khi TTCK Việt Nam vẫn nhận được dòng vốn đầu tư ETF ở mức dương, nhưng dòng vốn từ các quỹ chủ động lại rút ròng quy mô lớn.

7. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ "hạ cánh mềm"

Bong bóng nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ (TPDNRL) “phát nổ” năm 2022 dẫn đến mối lo ngại về sự đổ vỡ dây chuyển của thị trường này trong năm 2023. Tuy nhiên, với các quyết sách kịp thời và linh hoạt, thị trường TPDNRL được cho là đã “hạ cánh mềm” trong năm 2023.

Với các quyết sách kịp thời và linh hoạt, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được cho là đã “hạ cánh mềm” trong năm 2023.

Điểm nhấn của thị trường TPDNRL năm qua là sự ra đời kịp thời của Nghị định 08/2023/NĐ-CP. Cùng với việc hoãn một số quy định tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP, Nghị định 08 đã cho phép các tổ chức phát hành đạt được nhiều thỏa thuận với trái chủ kéo dài kỳ hạn trái phiếu đã phát hành; cũng như tạo điều kiện cho các tổ chức phát hành thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tài sản khác. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN, trong đó cho phép ngân hàng được mua lại trái phiếu chưa niêm yết đã bán trước đây mà không bị hạn chế về thời gian với điều kiện trái phiếu đó đáp ứng các điều kiện nêu tại Khoản 4, Thông tư 16)... Đây là những quy định được cho là “cứu nguy” dòng tiền trên thị trường TPDNRL.

Theo số liệu từ bắn ca h5 , lũy kế từ đầu năm tới 25/12/2023, trên thị trường TPDNRL sơ cấp có 79 doanh nghiệp đã phát hành với khối lượng 245,9 nghìn tỷ đồng, giảm 35,6% so với cùng kỳ năm 2022.

8. Hủy niêm yết bắt buộc và vắng bóng doanh nghiệp niêm yết mới

Năm 2023 có số lượng cổ phiếu niêm yết mới rất thấp do ảnh hưởng của diễn biến thị trường kém khả quan. Trong khi đó kết quả kinh doanh thua lỗ liên tục cũng như nhiều vi phạm công bố thông tin khiến hàng loạt doanh nghiệp phải hủy niêm yết bắt buộc và chuyển sàn. Theo số liệu từ HoSE, trong năm 2023 sàn này chỉ niêm yết mới 5 cổ phiếu trong khi đó có 13 mã cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc với khối lượng 1,42 tỷ cổ phiếu. Sàn HNX chỉ có 4 cổ phiếu niêm yét mới trong khi hủy niêm yết tới 17 mã.

9. Mạnh tay hơn với các vi phạm hành chính trên TTCK

Theo số liệu từ cơ quan quản lý, tính từ đầu năm tới đầu tháng 12/2023 đã ban hành 409 quyết định xử phạt với tổng số tiền phạt khoảng gần 37 tỷ đồng. Một số vụ việc xử phạt áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như: đình chỉ giao dịch, buộc huỷ bỏ thông tin hoặc cải chính thông tin, buộc từ bỏ quyền biểu quyết.

Đối với các vụ việc nổi cộm trên thị trường, có dấu hiệu tội phạm, cơ quan quản lý cũng đã chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong điều tra, xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật.

10. Phát hành cổ phiếu huy động vốn giảm mạnh

Năm 2023 là năm trầm lắng của hoạt động huy động vốn sau giai đoạn 2021-2022 bùng phát với con số kỷ lục. Theo số liệu đến cuối tháng 10/2023, huy động vốn thông qua chào bán cổ phiếu đạt 50.527 tỷ đồng. Năm 2022 giá trị vốn huy động qua phát hành cổ phiếu đạt 116.684 tỷ đồng, năm 2021 đạt 102.500 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong năm 2023 chỉ có 3 thương vụ IPO, trong đó duy nhất 1 thương vụ thành công, tổng số lượng cổ phần đấu giá thành công đạt 120 triệu cổ phần, tương ứng với giá trị gần 2,6 nghìn tỷ đồng. Số lượng IPO thấp chủ yếu là do quy trình phê duyệt IPO và niêm yết được thắt chặt. Hoạt động chào bán cổ phiếu huy động vốn thấp một phần đến từ diễn biến thị trường kém tích cực trong năm 2023 và thanh khoản sụt giảm./.

]]>
//tef20.com/10-su-kien-van-de-chung-khoan-noi-bat-2023-duoc-cau-lac-bo-nha-bao-chung-khoan-binh-chon-142613.html Thái Duy Thu, 28 Dec 2023 14:21:14 +0700
//tef20.com/scic-thoai-von-tron-lo-315-trieu-co-phan-tai-vinacontrol-142571.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Ngày 15 1 2024 tới đây Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX tổ chức phiên đấu giá cổ phần Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacontrol VNC do Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – Công ty TNHH SCIC sở hữu theo hình thức đấu giá trọn lô Lô cổ phần đưa ra đấu giá có khối lượng 3.150.000 cổ phần, tương đương 30% vốn điều lệ của VNC và 100% vốn góp của SCIC tại VNC, với giá khởi điểm 171,675 tỷ đồng và bước giá là 1 triệu đồng (bước giá là khoảng cách giữa các giá đặt mua liên tiếp tính từ giá khởi điểm).

Nhà đầu tư phải đăng ký và đặt mua toàn bộ lô cổ phần chào bán, trong đó, người nước ngoài được phép mua toàn bộ lô cổ phần chào bán tại phiên đấu giá này.

Hiện tại, vốn điều lệ thực góp của VNC là gần 105 tỷ đồng. Tổng số cổ phần đang lưu hành là 10.499.560 cổ phần và 395 cổ phiếu quỹ. Trong đó, ngoài SCIC, VNC có 2 cổ đông lớn khác nắm giữ trên 5% vốn điều lệ, bao gồm Công ty TNHH DOHA Đầu tư và Công ty cổ phần Chứng khoán ASEAN, với tỷ lệ nắm giữ cổ phần tương ứng lần lượt là 18,67% và 11,95%. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại VNC hiện nay là 1,597% vốn điều lệ.

Ảnh minh họa

Được biết đến là tổ chức giám định đầu tiên tại Việt Nam, VNC có thị phần tương đối lớn, đặc biệt là trong phân khúc giám định hàng hóa. Bên cạnh đó, VNC còn duy trì được sự ủy quyền kiểm tra nhà nước, chỉ định tổ chức đánh giá chứng nhận sản phẩm, tổ chức thử nghiệm của các cơ quan quản lý nhà nước. VNC sở hữu 3 công ty con và 1 công ty liên kết.

Trong đó, tỷ lệ sở hữu của VNC tại Công ty TNHH Giám định Vinacontrol TP. Hồ Chí Minh là 100%. Một số hợp đồng tiêu biểu VNC đã ký kết và đang thực hiện từ 2022 đến nay bao gồm: giám định chất lượng, khối lượng than cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 năm 2023 và Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 năm 2023; giám định than, dầu đá vôi và kiểm kê kho than cho Công ty Nhiệt điện Thái Bình; giám định chất lượng, khối lượng cho quá trình vận hành thương mại Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 năm 2022; giám định xăng dầu cho Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam…

Về kết quả hoạt động kinh doanh, năm 2022, VNC ghi nhận doanh thu thuần hơn 635,5 tỷ đồng, tăng hơn 7,7% so năm trước và lợi nhuận sau thuế hơn 37,6 tỷ đồng, tăng hơn 23,1% so với năm trước.

Lý do chính là nhờ sự gia tăng doanh thu, trong đó doanh thu dịch vụ giám định tăng 38,6 tỷ đồng, doanh thu dịch vụ phân tích mẫu tăng xấp xỉ 3,8 tỷ đồng và doanh thu khác tăng 3,5 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, công ty đạt doanh thu thuần hơn 511 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 29 tỷ đồng, tăng lần lượt 12,6% và 5% so cùng kỳ năm 2022. Từ năm 2019 tới nay, VNC cũng đều đặn chi trả cổ tức cho cổ đông với tỉ lệ 12 - 15%/năm.

Theo HNX, phiên đấu giá cổ phần VNC là phiên đấu giá đầu tiên của năm 2024 được tổ chức tại HNX. Trong đó, việc thoái vốn của SCIC tại VNC nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ, tại Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 10/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của SCIC đến năm 2020, việc chào bán phần vốn SCIC tại VNC chỉ làm thay đổi cơ cấu cổ đông, không làm thay đổi vốn điều lệ đã đăng ký của công ty.
]]>
//tef20.com/scic-thoai-von-tron-lo-315-trieu-co-phan-tai-vinacontrol-142571.html Tấn Minh Thu, 28 Dec 2023 09:35:20 +0700
//tef20.com/dau-tu-ldg-huy-phuong-an-phat-hanh-co-phieu-esop-142543.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Công ty cổ phần Đầu tư LDG mã Ck LDG vừa thông báo nghị quyết của hội đồng quản trị về thông qua việc hủy phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động ESOP Theo đó, Hội đồng quản trị LDG thông qua việc hủy phương án phát hành hơn 12,8 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Nguyên nhân do giá cổ phiếu LDG xuống thấp và bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan nên việc phát hành cổ phiếu ESOP 2023 chưa phù hợp với tình hình hiện tại.

Theo phương án công bố trước đó, Công ty Đầu tư LDG dự kiến phát hành hơn 12,8 triệu cổ phiếu ESOP; nguồn vốn phát hành theo mệnh giá là hơn 128 tỷ đồng được lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến thời điểm phát hành trên báo cáo kiểm toán.

Đầu tư LDG huỷ phương án phát hành cổ phiếu ESOP. Ảnh: T.L

Mục đích phát hành nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ nhân viên trong công ty; thu hút và giữ chân nhân tài; gắn kết hiệu quả lao động của cán bộ nhân viên với lợi ích chung và sự phát triển của toàn công ty; tạo động lực cho người lao động.

Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của công ty lên gần 2.700 tỷ đồng, tương ứng gần 270 triệu cổ phiếu.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, LDG đạt doanh thu thuần chỉ vỏn vẹn gần 486 triệu đồng, trong khi doanh thu thuần cùng kỳ năm ngoái hơn 246 tỷ đồng, lỗ sau thuế 209 tỷ đồng./.

]]>
//tef20.com/dau-tu-ldg-huy-phuong-an-phat-hanh-co-phieu-esop-142543.html Tấn Minh Thu, 28 Dec 2023 02:47:52 +0700
//tef20.com/chung-khoan-phai-sinh-cac-hop-dong-quay-lai-sac-do-thanh-khoan-thap-142541.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Các hợp đồng tương lai đóng cửa giảm điểm trở lại trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên 27 12 Áp lực từ bên bán xuất hiện cuối phiên khiến các hợp đồng giảm điểm tuy nhiên mức giảm không lớn Thanh khoản vẫn ở mức thấp khi sự thận trọng còn lớn Trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên ngày 27/12, các hợp đồng tương lai đóng cửa trong sắc đỏ. Mặc dù mức giảm không lớn, nhưng sức ép từ bên mở vị thế bán đã xuất hiện ở cuối phiên tương tự diễn biến của thị trường cơ sở. Theo đó, các hợp đồng giảm từ -0,3 điểm đến -4,6 điểm; trong khi đó, chỉ số cơ sở vẫn duy trì tăng nhẹ +0,42 điểm.

Thanh khoản thị trường chứng khoán phái sinh vẫn ở mức rất thấp vì sự thận trọng duy trì. Theo đó, tổng khối lượng giao dịch các hợp đồng tương lai đạt 136.691 hợp đồng.

Hợp đồng tháng hiện tại VN30F2401 đóng cửa tại 1.116,9 điểm, giảm -4,6 điểm so với phiên trước. Mức giảm của hợp đồng tháng hiện tại là cao nhất trong 4 hợp đồng, trong khi chỉ số cơ sở vẫn tăng nhẹ nên khoảng cách chênh lệch dương hẹp đáng kể, chỉ còn +0,96 điểm.

Thanh khoản thị trường chứng khoán phái sinh vẫn ở mức rất thấp vì sự thận trọng duy trì. Theo đó, tổng khối lượng giao dịch các hợp đồng tương lai đạt 136.691 hợp đồng, trong đó, hợp đồng VN30F2401 đạt 135.934 hợp đồng.

Biểu đồ kỹ thuật hợp đồng VN30F2401.

Trên biểu đồ kỹ thuật khung 1 giờ, hợp đồng VN30F2401 đảo chiều giảm sau khi tiệm cận vùng 1.126 điểm. Những chỉ báo kỹ thuật như chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) hạ nhiệt sau khi vào vùng quá mua; đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD) vẫn trong xu hướng tích cực.

Theo SSI Research, hợp đồng VN30F2401 có thể vận động điều chỉnh ngắn trong phiên về ngưỡng 1.112 điểm và quay lại xu hướng tăng chính, hướng đến mục tiêu 1.124 - 1.126 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị có thể mở vị thế Long tại vùng 1.112 - 1.113 điểm, cắt lỗ dưới ngưỡng 1.110 điểm và kỳ vọng chốt lãi tại 1.120 điểm.

Trên thị trường cơ sở, chỉ số VN30 kết phiên tại 1.115,94 điểm, tăng nhẹ +0,42 điểm (+0,04%). Khối lượng giao dịch giảm nhẹ khi khớp lệnh 128,6 triệu đơn vị. Vùng 1.120 điểm đã tạm thời cản trở đà tăng của VN30.

Các chỉ báo kỹ thuật như RSI và chỉ báo xu hướng (ADX) vận động trong pha trung tính, dẫn đến chỉ số VN30 sẽ dao động nhẹ quanh ngưỡng 1.113 - 1.116 điểm để tích lũy trước khi tiếp cận vùng 1.124 điểm trong ngắn hạn./.

]]>
//tef20.com/chung-khoan-phai-sinh-cac-hop-dong-quay-lai-sac-do-thanh-khoan-thap-142541.html Thái Duy Thu, 28 Dec 2023 02:42:45 +0700
//tef20.com/co-hon-230-nghin-ty-dong-trai-phieu-mua-lai-truoc-han-142517.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Theo bắn ca h5 tính đến 25 12 2023 khối lượng mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn là 230 2 nghìn tỷ đồng tăng 5 8 so với cả năm 2022 Đến 25/12/2023, đã có 78 doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu với khối lượng 245,9 nghìn tỷ đồng (giảm 27% so với cùng kỳ năm 2022). Cơ cấu nhà đầu tư chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức chiếm 93,2% (trong đó các ngân hàng thương mại chiếm 54,5%), các nhà đầu tư cá nhân mua 6,8%.

Có hơn 230 nghìn tỷ đồng trái phiếu mua lại trước hạn. Ảnh: T.L
Hơn 180 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phát hành trong 10 tháng Phát Đạt tiếp tục chi 143 tỷ đồng mua lại trái phiếu

Trong năm 2023, bắn ca h5 đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP, tạo cơ sở pháp lý tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc phát hành và thanh toán trái phiếu đến hạn, khôi phục niềm tin của thị trường, đồng thời đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu.

Từ tháng 7/2023, hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cũng đã chính thức vận hành, qua đó đã góp phần tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.

Trong thời gian tới, bắn ca h5 sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp về hoàn thiện chính sách theo hướng tăng cường quản lý giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nâng cao chất lượng hàng hóa, cải thiện chất lượng của các tổ chức cung cấp dịch vụ.

Một trong những giải pháp nữa là thực hiện phát triển cơ sở nhà đầu tư thông qua việc rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư dài hạn (quỹ đầu tư) để tạo cầu đầu tư bền vững cho thị trường./.

]]>
//tef20.com/co-hon-230-nghin-ty-dong-trai-phieu-mua-lai-truoc-han-142517.html Chí Tín Wed, 27 Dec 2023 23:47:46 +0700
//tef20.com/chung-khoan-hom-nay-2712-thi-truong-giang-co-vn-index-lo-hen-voi-sac-xanh-phut-cuoi-142524.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Thị trường chứng khoán hôm nay 27 12 tiếp tục diễn biến giằng co quanh mốc VN Index 1 120 điểm Tuy nhiên một đợt bán cuối phiên dù không lớn nhưng cũng khiến VN Index lỡ hẹn với sắc xanh vào phút cuối Thanh khoản giảm trở lại khi khối nội có vẻ nghỉ Tết dương sớm trong khi đó khối ngoại quay lại mua ròng VN-Index “đỏ nhẹ”

Thị trường chứng khoán hôm nay duy trì diễn biến giằng co. Chỉ số VN-Index xoay quanh mốc 1.120 điểm và chủ yếu trên mốc tham chiếu. Tuy nhiên, áp lực bán tăng lên cuối phiên chiều khiến chỉ số VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ ở phút cuối. Thanh khoản giảm điểm trở lại trong bối cảnh khối ngoại giao dịch tích cực hơn.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index giảm nhẹ -0,26 điểm, đóng cửa 1.121,99 điểm. Độ rộng của thị trường nghiêng về bên bán. Thống kê trên HOSE, hôm nay có 219 mã tăng, 111 mã tham chiếu, trong khi có 250 mã giảm. Tuy vậy, về nhóm ngành lại có 12/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành truyền thông dẫn đầu đà tăng, các ngành khác không có diễn biến quá nổi bật.

Diễn biến chỉ số VN-Index phiên 27/12/2023.
Các cổ phiếu lớn đã hỗ trợ cho thị trường phiên này có: MSN (+0,29), TPB (+0,19), HNG (+0,08), VSH (+0,08), BCM (+0,08)... Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu lớn đã gây áp lực cho thị trường gồm: SAB (-0,19), LGC (-0,17), VCB (-0,14), VGC (-0,11), FPT (-0,09)…

Trong khi đó, nhóm VN30 vẫn duy trì được một phiên tăng điểm nhẹ. Chỉ số VN30-Index tăng nhẹ +0,42 điểm đạt 1.115,94 điểm. Rổ VN30 khá cân bằng với 13 mã tăng, 4 mã đứng giá và 13 mã giảm.

Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính đóng cửa trái chiều. Theo đó, trong khi chỉ số HNX-Index giảm nhẹ -0,66 điểm, đóng cửa tại mức 230,6 điểm; thì chỉ số UPCoM-Index tăng nhẹ +0,21 điểm, đạt 86,46 điểm.

Thanh khoản thị trường hôm nay giảm trở lại, mặc dù mức giảm không quá lớn. Tính riêng trên sàn HOSE, tổng giá trị giao dịch đạt mức 19.333 tỷ đồng, trong đó, riêng giá trị khớp lệnh đạt 12.204 tỷ đồng, giảm -6,39% so với phiên trước.

Khối ngoại quay trở lại mua ròng, nhưng trái chiều giữa 2 sàn niêm yết. Tính trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng +113,76 tỷ đồng, trong đó, lực mua tập trung vào các mã gồm: HCM (+0,11 tỷ đồng), TPB (+0,08 tỷ đồng), MSN (+0,06 tỷ đồng)… Trong khi đó, khối ngoại bán ròng trên sàn HNX với giá trị -4,44 tỷ đồng.

Lực bán chưa tác động lên giá một cách rõ rệt

Thị trường chứng khoán hôm nay nhìn chung không có diễn biến mới. Chỉ số cơ bản vẫn giằng co quanh mốc cũ với biên độ hẹp. Áp lực bán có xuất hiện cuối phiên chiều nhưng cũng không quá lớn, chỉ khiến chỉ số VN-Index giảm không đáng kể.

Lực bán này không lớn, cũng không tác động một cách rõ nét lên mặt bằng giá cổ phiếu. Áp lực bán nhẹ và xảy ra nhanh nên cũng chưa đủ dữ liệu để suy luận cho xu hướng ngắn hạn. Điều lo ngại nhất là áp lực bán này có thể xuất phát cho một động thái chốt lời ngắn hạn, bởi thị trường chỉ còn 2 phiên nữa là vào đợt nghỉ tết Dương lịch. Một bộ phận nhà đầu tư lướt sóng có thể sẽ chốt lời trước kỳ nghỉ.

Chỉ số VN-Index giằng co và giảm nhẹ cuối phiên. Ảnh: Minh họa.

Thanh khoản giảm trở lại, dù mức giảm không lớn. Khối ngoại đã tích cực hơn khi mua ròng trở lại, trong khi đó khối nội có thể nghỉ ngơi sớm. Tuy vậy, đó cũng chỉ là suy luận, bởi lực bán và thanh khoản khớp lệnh phiên hôm nay chưa cho dấu hiệu nào rõ nét.

Trên thực tế dòng tiền vẫn đang phân hóa. Mặc dù số mã giảm lớn hơn nhưng nhóm ngành thì vẫn nghiêng về bên tích cực. Điều cần bây giờ là nhóm bluechips sẽ thể hiện thế nào. Nếu động lực không được tạo ra từ các mã lớn thì áp lực điều chỉnh có thể sẽ lớn hơn khi tâm lý vẫn còn thận trọng.

Về mặt kỹ thuật, sự giằng co tại ngưỡng kháng cự 1.120 điểm của VN-Index có thể tiếp diễn trong những phiên tới. Trong bối cảnh hiện nay, nhà đầu tư vẫn nên duy trì sự thận trọng, bởi thị trường chưa cho thấy các tín hiệu chắc chắn cho một xu thế mới./.

]]>
//tef20.com/chung-khoan-hom-nay-2712-thi-truong-giang-co-vn-index-lo-hen-voi-sac-xanh-phut-cuoi-142524.html Thái Duy Wed, 27 Dec 2023 14:20:05 +0700
//tef20.com/dic-group-nhan-chuyen-nhuong-dat-tu-cong-ty-lien-ket-142495.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng DIC Group mã cổ phiếu DIG sàn HOSE nhận chuyển nhượng lô đất tại TP Vũng Tàu từ công ty liên kết là DIC Holdings Cụ thể, DIC Group và DIC Holdings ký kết hợp đồng giao dịch liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với Khu đất A2-1, khu trung tâm Chí Linh, TP. Vũng Tàu.

DIC Group nhận chuyển nhượng đất từ công ty liên kết. Ảnh: T.L
Tập đoàn Đầu tư Thăng Long thông qua việc chuyển nhượng 16 triệu cổ phần DIC Corp muốn vay 2.000 tỷ đồng từ BIDV để thanh toán chi phí phát triển đầu tư

Hội đồng quản trị của DIC Group ủy quyền cho chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc công ty chỉ đạo triển khai và toàn quyền quyết định các nội dung liên quan đã được hội đồng quản trị (HĐQT) thông qua.

Theo kết quả kinh doanh tháng 11, DIC Group cho biết doanh thu tháng 11/2023 đạt 167% kế hoạch.

Vừa qua, Tổng giám đốc DIC Group cũng yêu cầu Ban Phát triển thị trường và kinh doanh lập phương án chuyển nhượng sản phẩm tại phân khu 2 dự án khu đô thị DIC Victory City Hậu Giang. Đồng thời, công ty cũng đang xây dựng kế hoạch kinh doanh dự án khu nhà ở DIC Lantana City Hà Nam, chuẩn bị triển khai công tác bán hàng ngay sau khi đủ điều kiện.

DIC Group có vốn chủ sở hữu 7.881 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý III/2023; tổng tài sản là 14.143 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 11.202 tỷ đồng.

Hàng tồn kho là nhóm tài sản có giá trị lớn nhất trong các nhóm tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho vẫn tiếp tục tăng thêm trong giai đoạn 9 tháng năm 2023, từ mức 5.923 tỷ đồng thời điểm đầu năm 2023 lên mức 6.277 tỷ đồng vào thời điểm cuối tháng 9/2023.

Giá trị hàng tồn kho theo đó lớn gấp khoảng 10 lần doanh thu lũy kế 9 tháng của công ty và gấp khoảng gần 13,9 lần giá vốn hàng bán của giai đoạn này./.

]]>
//tef20.com/dic-group-nhan-chuyen-nhuong-dat-tu-cong-ty-lien-ket-142495.html Chí Tín Wed, 27 Dec 2023 07:04:29 +0700
//tef20.com/chung-khoan-phai-sinh-da-tang-duy-tri-nhung-bien-do-thu-hep-142486.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Các hợp đồng tương lai vẫn duy trì được sắc xanh trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên 26 12 tuy nhiên biên độ tăng điểm của các hợp đồng đã thu hẹp đáng kể so với phiên kế trước Thanh khoản lùi về mức rất thấp Trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên ngày 26/12, các hợp đồng tương lai đóng cửa duy trì sắc xanh. Tuy vậy, tương tự chỉ số cơ sở, biên độ tăng của các hợp đồng thu hẹp đáng kể sau phiên tăng mạnh kế trước. Theo đó, các hợp đồng đóng cửa tăng từ +2,4 điểm đến +6,5 điểm; trong khi đó, chỉ số VN30 tăng +3,66 điểm.

Hợp đồng tháng hiện tại VN30F2401 tăng mạnh nhất trong các hợp đồng khi kết phiên tại 1.121,5 điểm, tăng +6,5 điểm so với phiên trước. Mức tăng này cao hơn mức tăng của chỉ số cơ sở nên khoảng cách chênh lệch dương được nới rộng lên mức +5,98 điểm. Chênh lệch dương cũng là trạng thái của 3 hợp đồng còn lại.

Thanh khoản thị trường chứng khoán phái sinh giảm về mức rất thấp cho thấy tâm lý của nhà đầu tư rất thận trọng trước kỳ nghỉ Tết Dương lịch. Theo đó, tổng khối lượng giao dịch các hợp đồng tương lai chỉ đạt 132.505 hợp đồng.

Biểu đồ kỹ thuật hợp đồng VN30F2401.

Trên biểu đồ kỹ thuật khung 1 giờ, hợp đồng VN30F2401 sau nhịp tích lũy ngắn hạn tại 1.115 điểm đã tăng tốc mạnh vào cuối giờ. Các chỉ báo như đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD) và chỉ báo sức mạnh (RSI) cùng thể hiện tín hiệu tích cực mạnh ngắn hạn. Theo SSI Research, xu hướng này sẽ duy trì và hợp đồng VN30F2401 có thể hướng đến vùng mục tiêu ngắn hạn tại 1.127 - 1.129 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị mở vị thế ngắn hạn Long tại 1.117 - 1.118 điểm, cắt lỗ dưới mức 1.114 điểm và kỳ vọng chốt lời tại 1.126 điểm.

Trên thị trường cơ sở, với mức tăng +3,66 điểm (+0,33%), chỉ số VN30 đóng cửa tại 1.115,52 điểm. Khối lượng giao dịch cũng theo đà tăng trưởng với 151,8 triệu đơn vị. Trên biểu đồ, VN30 tiếp nối đà tăng và lần đầu vượt đường kênh xu hướng ngắn hạn. Những chỉ báo kỹ thuật như RSI và chỉ báo xu hướng (ADX) vận động ở tín hiệu tích cực ngắn hạn, cho thấy xu hướng hiện tại vẫn duy trì và chỉ số VN30 có thể hướng đến vùng mục tiêu 1.128 - 1.130 điểm./.

]]>
//tef20.com/chung-khoan-phai-sinh-da-tang-duy-tri-nhung-bien-do-thu-hep-142486.html Thái Duy Wed, 27 Dec 2023 03:42:00 +0700
//tef20.com/noi-luc-giup-bcons-tu-tin-niem-yet-tren-san-chung-khoan-nam-2024-142460.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Là một cánh chim hải âu hiếm hoi ngược dòng trong cả mùa Covid 19 tiếp sau đó là suy thoái kinh tế đi kèm khó khăn chung của thị trường địa ốc Tập đoàn Bcons của Chủ tịch Lê Như Thạch vẫn đang cho thấy sự phát triển đến kinh ngạc Bí quyết nào giúp Bcons có thể vượt qua được những sóng gió thương trường và trở thành doanh nghiệp bất động sản thực chiến lược lên sàn khi mà các đối thủ khác vẫn đang chật vật trong cơn bĩ cực Nội lực giúp Bcons tự tin niêm yết  trên sàn chứng khoán năm 2024 Một dự án Tập đoàn Bcons đang triển khai.

Thông điệp từ người “thuyền trưởng”

Gặp phóng viên vào những ngày cuối năm 2023, giữa bối cảnh tình hình thị trường bất động sản không mấy khả quan, thế nhưng Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Bcons Lê Như Thạch vẫn giữ được phong thái đầy phấn khởi. Vị thuyền trưởng của tập đoàn bất động sản này dứt khoát khẳng định, con đường IPO của đơn vị sẽ thực hiện theo đúng lộ trình đã được đề ra.

Ông Lê Như Thạch cho biết, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn và không ít chủ đầu tư phải dừng triển khai, thi công các dự án. Tuy nhiên, Tập đoàn Bcons nói chung, cũng như các công ty đơn vị thành viên trong hệ thống nói riêng vẫn không ngừng cố gắng phát triển các dự án nhằm đưa ra thị trường các căn hộ với giá cả hợp lý và đúng theo tiến độ cam kết.

Bcons dự kiến phát hành 20 triệu cổ phần
Nội lực giúp Bcons tự tin niêm yết  trên sàn chứng khoán năm 2024

Về định hướng chiến lược IPO, Tập đoàn Bcons đặt mục tiêu dự kiến niêm yết trên HOSE vào tháng 4/2024, với tổng vốn điều lệ hơn 4.235 tỷ đồng, vốn điều lệ công ty mẹ 1.350 tỷ đồng. Song song đó, Bcons dự kiến phát hành 20 triệu cổ phần, giá mục tiêu hơn 47.000 đồng/cổ phiếu. Đơn vị tư vấn nhiệm vụ lần này là Công ty cổ phần chứng khoán MB. Ông Lê Như Thạch - Chủ tịch Tập đoàn Bcons

“Từ 2018 đến nay, sau khoảng thời gian gần 6 năm chính thức tham gia vào thị trường bất động sản, Tập đoàn Bcons đã phát triển và cung cấp ra thị trường hơn 11 dự án với hơn 9.000 sản phẩm. Theo kế hoạch, cổ phiếu Bcons sẽ chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) vào tháng 4/2024” - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Bcons thông tin. Tập đoàn Bcons được thành lập từ tháng 3/2013 với 100% vốn tư nhân. Ngay từ khi mới thành lập, Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc đều thống nhất một tiêu chí hoạt động là xây dựng Tập đoàn Bcons có thương hiệu mạnh trong lĩnh vực đầu tư bất động sản và tư vấn thiết kế, xây dựng.

Trong 6 năm đầu từ 2013 - 2018, mục tiêu đưa thương hiệu Bcons trở thành thương hiệu được nhiều nhà đầu tư trong nước biết đến, đồng thời là Tập đoàn đi đầu trong triển khai và ứng dụng BIM.

Từ năm 2019 - 2021, dựa trên đà phát triển của Bcons và công nghệ BIM, tập đoàn quyết tâm đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng bộ máy làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, hoàn thành quy trình kiểm soát, quản lý tất cả các dự án và trên văn phòng công ty, xây dựng văn hóa cho công ty nhằm mục đích nâng cao thương hiệu. Từ năm 2022 trở đi, xây dựng Bcons trở thành một trong những tập đoàn đầu tư đa ngành, hàng đầu tại Việt Nam.

“Nhân sự của Bcons đều có trình độ chuyên môn giỏi, đồng đều. Việc một đội ngũ giỏi, có chuyên môn cao sẽ giúp Tập đoàn Bcons tính toán chi phí xây dựng dự án một cách tối ưu nhất, từ đó đưa sản phẩm ra thị trường với mức giá thấp nhất, chuẩn cao nhất để xứng đáng với đồng tiền mình bỏ ra của người mua. Đó là đặc điểm mà Bcons tự tin hơn rất nhiều so với các đối thủ khác” - Chủ tịch Tập đoàn Bcons Lê Như Thạch cho biết.

Tập đoàn Bcons có gì trước khi IPO?

Tập đoàn Bcons bàn giao căn hộ Bcons Sala và trao 500 giấy chủ quyền khu căn hộ Bcons Garden

Thời điểm hiện tại, Tập đoàn Bcons đã khẳng định được thương hiệu khi là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển bất động sản tại khu Đông TP. Hồ Chí Minh khi triển khai thành công nhiều dự án lớn nhỏ, đã bàn giao như: Bcons Suối Tiên, Bcons Miền Đông, Bcons Green View, Bcons Garden, Bcons Bee, Bcons Plaza và Bcons Sala…

Về định hướng chiến lược IPO, Tập đoàn Bcons đã đặt mục tiêu niêm yết trên HOSE vào tháng 4/2024, với tổng vốn điều lệ hơn 4.235 tỷ đồng, vốn điều lệ công ty mẹ 1.350 tỷ đồng. Song song đó, Bcons dự kiến phát hành 20 triệu cổ phần, giá mục tiêu hơn 47.000 đồng/cổ phiếu. Đơn vị tư vấn nhiệm vụ lần này là Công ty cổ phần chứng khoán MB.

Đối với mảng dịch vụ, hiện Bcons Group đang quản lý và kinh doanh 5 tòa nhà văn phòng với tổng diện tích sàn hơn 15.000m2; đưa vào hoạt động 2 khách sạn 3 sao tại khu vực Bình Dương và Đồng Nai; quản lý 7 dự án chung cư đã bàn giao của tập đoàn với hơn 7.000 căn hộ; vận hành kinh doanh các khu căn hộ dịch vụ Bcons Home.

Trong mảng giáo dục, hiện nay, Bcons Group đã thành lập Công ty Bcons Education với tổng vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Tại mỗi chung cư ra đời thì đơn vị đều đã có trường mẫu giáo và Bcons đang xây dựng trường cấp 1, 2, 3. Từ năm 2024 trở đi, dự kiến sẽ khai giảng hướng tới đào tạo trình độ đại học, đến năm 2025 doanh thu đạt 20 triệu USD/năm.

Ở lĩnh vực logistics, ban lãnh đạo Bcons sẽ đầu tư vào cụm công nghiệp, giao thông, kho bãi tại các tỉnh Đông Nam bộ, bao gồm: kho bãi, kho lạnh; chuyển tải hàng hóa; quản lý xuất nhập khẩu. Đồng thời, kết hợp các cụm công nghiệp để xây dựng khu chung cư cho công nhân, khu dân cư trong các khu công nghiệp. Dự kiến, đến năm 2025 doanh thu đạt 30 triệu USD/năm.

Về tình hình kinh doanh, năm 2020, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 1.048 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 93,5 tỷ đồng, lần lượt cao gấp 3,2 lần và 7 lần so với cùng kỳ năm trước. Sang năm 2021, doanh thu thuần của công ty 1.757 tỷ đồng, tăng trưởng tới 67,5% và lợi nhuận ghi nhận đạt mức 262 tỷ đồng. Kết thúc năm kinh doanh 2022, doanh thu của Bcons Group đạt 6.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.100 tỷ đồng, tổng tài sản của tập đoàn đạt gần 10.000 tỷ đồng.

Mục tiêu đặt ra của Bcons trong năm 2023, doanh thu đặt là 0,3 tỷ USD, tầm nhìn đến năm 2026 đạt 1 tỷ USD và 2030 là 5 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, Bcons đã chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất với tổng diện tích 35 ha để triển khai các dự án đưa ra thị trường từ nay đến năm 2030. Trong đó, 2/3 các dự án toạ lạc tại Bình Dương, còn lại là quỹ đất sẽ triển khai dự án ở Lâm Đồng và TP. Hồ Chí Minh.

Đội ngũ quản trị giàu kinh nghiệm

Hội đồng quản trị Tập đoàn Bcons - người dẫn đầu là Chủ tịch Lê Như Thạch. Ông Thạch là tiến sĩ quản lý dự án, tốt nghiệp tại Đại học Chulalongkorn (Thái Lan); thạc sỹ ứng dụng cơ khí, tốt nghiệp tại Bỉ. Ngoài ra, ông Thạch cũng đang là Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Bình Dương.

Các "phó tướng" của ông Thạch gồm: ông Ngô Lưu Bình, CEO - Thành viên HĐQT có hơn 18 năm kinh nghiệm cấp cao trong lĩnh vực kiến trúc, thiết kế và phát triển dự án; ông Hồ Kỳ Lân với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý đô thị đất đai và dự án; ông Đỗ Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐQT, cử nhân Đại học Cadiff Vương quốc Anh; bà Phạm Ngọc Thanh Tâm, Phó tổng giám đốc có hơn 20 năm trong lĩnh vực Tài chính kế toán…

"Với xu hướng phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, hiện nay Việt Nam đang kêu gọi mạnh mẽ sự đầu tư từ các quốc gia khác bằng các chính sách ưu đãi cho các đối tác đầu tư. Thêm vào đó là sự ổn định về chính trị và an ninh đã khiến Việt Nam trở thành điểm đầu tư an toàn và hiệu quả nhất trong khu vực. Chúng tôi sẽ cố gắng để khách hàng đầu tư hiệu quả, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và làm tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam” - ông Lê Như Thạch đưa ra nhận định.

]]>
//tef20.com/noi-luc-giup-bcons-tu-tin-niem-yet-tren-san-chung-khoan-nam-2024-142460.html Kỳ Phương Wed, 27 Dec 2023 00:51:09 +0700
//tef20.com/nhieu-yeu-to-tich-cuc-ho-tro-cho-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-trong-nam-2024-142435.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Các chuyên gia kỳ vọng sự xoay chiều chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới là động lực chính hỗ trợ cho kinh tế vĩ mô năm 2024 Đây cũng là một điểm tựa cho thị trường chứng khoán Lợi nhuận toàn thị trường sẽ hồi phục

Báo cáo chiến lược 2024 của Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho thấy, hầu hết các nhóm ngành đều có diễn biến tích cực trong năm 2023. Chứng khoán là nhóm ngành có hiệu quả đầu tư cao nhất trong năm với 83,8%. Nhờ hiệu ứng từ giải ngân đầu tư công, xây dựng và vật liệu xây dựng, nhóm cổ phiếu đầu tư công có đà tăng lần lượt là 54,6% và 49,2%. Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu bán lẻ và dịch vụ ghi nhận mức giảm giá mạnh trong năm 2023.

Theo phân tích của các chuyên gia MBS, đà giảm của lợi nhuận ròng của doanh nghiệp niêm yết toàn thị trường đã thu hẹp đáng kể trong quý III/2023, với mức giảm chỉ 1,5% so với cùng kỳ năm 2022 (quý II/2023 giảm 14%; quý I/2023 giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái). Trong bối cảnh các yếu tố vĩ mô như xuất khẩu, sản xuất, tiêu dùng có xu hướng cải thiện trong những tháng cuối năm 2023, lãi suất và tỷ giá hạ nhiệt, MBS kỳ vọng lợi nhuận thị trường sẽ ghi nhận tăng trưởng dương trong quý IV/2023.

Các chuyên gia kỳ vọng lợi nhuận thị trường sẽ ghi nhận tăng trưởng dương trong quý IV/2023. Ảnh: T.L

Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Chứng khoán Yuanta, cho rằng bức tranh kinh tế vĩ mô 2024 Việt Nam và thế giới có nhiều điểm sáng khi lạm phát không còn là vấn đề đáng ngại, lãi suất sẽ bắt đầu chu kỳ giảm từ năm 2024.

Ngoài ra, chỉ số P/E của cổ phiếu vẫn hấp dẫn so với lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm. Nếu năm 2023, mức tăng lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm đã cao kỷ lục, thì sẽ bước vào chu kỳ giảm xuống, chỉ còn 2,5%. Điều này sẽ rất tích cực cho thị trường chứng khoán năm 2024.

Thêm vào đó, chỉ số S&P 500 đã xác lập mức tăng kỷ lục, trong khi VN-Index vẫn chưa tăng theo. Trong khi lâu nay, chứng khoán Việt Nam thường có độ tương quan nhất định với chứng khoán Mỹ, điều này dự báo chứng khoán Việt Nam trong năm 2024 sẽ trở lại cùng chiều với chứng khoán Mỹ.

Về mặt định giá, Yuanta Việt Nam cho rằng định giá chứng khoán Việt Nam không đắt và kỳ vọng lợi nhuận toàn thị trường sẽ hồi phục khoảng 28% và sẽ kéo P/E xuống.

Hiện lũy kế chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phiếu (P/E) 12 tháng ở mức 14,7 lần, thấp hơn bình quân 5 năm lũy kế là 17,6 lần. Như vậy có thể thấy P/E thị trường không hề đắt so với quá khứ.

Trong khi đó, tỷ suất lợi tức các thị trường chứng khoán trên thế giới cũng hồi phục ấn tượng, còn tỷ suất lợi tức thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang ở mức hấp dẫn, xấp xỉ 11%. Trong quá khứ, những giai đoạn tỷ suất lợi tức tăng trên 11% như 2008, 2011 và 2020, thị trường chứng khoán ghi nhận đà hồi phục rất mạnh. Điều này khẳng định một lần nữa thị trường đang ở mức định giá rất hấp dẫn.

Kịch bản tươi sáng cho thị trường

Còn ông Trần Đức Anh - Giám đốc Vĩ mô và chiến lược thị trường Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, động lực cho thị trường chứng khoán có thể tăng trưởng trong năm 2024 chủ yếu dựa trên câu chuyện hạ mặt bằng lãi suất và tăng trưởng của doanh nghiệp niêm yết.

Năm 2024, ông Đức Anh dự báo tăng trưởng doanh nghiệp niêm yết ước đạt 15% - 20%, một phần dựa trên nền năm 2023 thấp và tăng trưởng GDP được dự báo ở mức trên dưới 6% cao hơn 5% của năm 2023. Trong kịch bản tích cực, chúng ta có thể kỳ vọng năm 2024 là năm bản lề để nền kinh tế quay trở lại chu kỳ tăng trưởng cao và bền vững nhờ những chính sách hỗ trợ tài khóa, tiền tệ kết hợp với các điều kiện khách quan bên ngoài thuận lợi.

Nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2024. Ảnh: T.L

Các chuyên gia của MBS nhận định, trong năm 2024, lợi nhuận ròng thị trường sẽ tăng 16,8% so với năm 2023, chủ yếu được hỗ trợ bởi sự phục hồi của các ngành ngân hàng, vật liệu xây dựng và bán lẻ và tiêu dùng. Điểm rơi lợi nhuận của thị trường chủ yếu sẽ rơi vào quý III và quý IV/2024, chủ yếu là do nền thấp cùng kỳ năm 2023.

Ở kịch bản cơ sở, MBS kỳ vọng VN-Index sẽ tăng lên ngưỡng 1.250 - 1.280 điểm trong năm 2024. Định giá hiện tại của VN-Index, chỉ số P/E đang ở mức xấp xỉ 13,5 lần, thấp hơn 11,1% so với P/E trung bình 3 năm gần đây.

Ngoài ra, nếu đặt trong mối tương quan giữa thị trường chứng khoán và lãi suất, lãi suất huy động 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn đã trở về mặt bằng tương đương thậm chí thấp hơn giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát, trong khi định giá thị trường hiện tại đang thấp hơn giai đoạn này 19,2%.

MBS cho rằng, mặc dù tiến độ tương đối chậm song nhiều dự án bất động sản ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đã dần tháo gỡ được các vướng mắc pháp lý, tạo tiền đề cho sự phục hồi của thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, hệ thống KRX khi được đưa vào vận hành sẽ là tạo nền tảng cơ sở để nhiều giải pháp giao dịch mới được triển khai, từ đó rút ngắn con đường nâng hạng của Việt Nam./.

Các chuyên gia cho rằng bên cạnh những yếu tố hỗ trợ, thị trường vẫn phải đổi mặt với các yếu tố rủi ro như thị trường bất động sản đóng băng kéo dài sẽ gia tăng nợ xấu cho hệ thống ngân hàng, tạo điểm nghẽn dòng vốn trên thị trường tài chính, làm giảm sự lưu thông dòng vốn trên thị trường chứng khoán. Lạm phát tăng cao hơn so với kỳ vọng (trên 4 - 4,5%) có thể khiến chính sách tiền tệ đảo chiều.
]]>
//tef20.com/nhieu-yeu-to-tich-cuc-ho-tro-cho-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-trong-nam-2024-142435.html Tấn Minh Tue, 26 Dec 2023 13:16:24 +0700
//tef20.com/licogi-14-bi-phat-va-truy-thu-thue-hon-837-trieu-dong-142439.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Công ty cổ phần Licogi 14 mã Ck L14 vừa thông báo nhận được quyết định của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ về việc xử phạt vi phạm hành chính Theo quyết định Licogi 14 sẽ phải nộp tổng cộng 837 3 triệu đồng liên quan tới việc thiếu tiền thuế tiền phạt và tiền chậm nộp thuế Trong đó, công ty phải nộp bổ sung 560,9 triệu đồng thuế giá trị gia tăng nộp thiếu; 130,6 triệu đồng tiền phạt vi phạm hành chính; 92,4 triệu đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu; 36,1 triệu đồng tiền chậm nộp tiền thuế giá trị gia tăng; 17,2 triệu đồng tiền chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Số tiền chậm nộp thuế nêu trên được tính đến hết ngày 13/12/2023. Licogi 14 có trách nhiệm tự tính và nộp số tiền chậm nộp kể từ sau ngày 13/12/2023 đến ngày liền kề trước ngày nộp tiền thuế truy thu và phạt vào ngân sách nhà nước.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được quyết định, Licogi 14 phải nghiêm chỉnh chấp hành. Nếu quá thời hạn nêu trên mà công ty không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo luật định.

Ảnh minh họa

Trong năm 2023, Licogi 14 đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 195 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 25 tỷ đồng. Kết thúc 9 tháng đầu năm 2023 với lợi nhuận đạt 15,61 tỷ đồng, Công ty Licogi 14 mới hoàn thành 62,4% so với kế hoạch lợi nhuận năm.

Tính tới 30/9/2023, tổng tài sản của Licogi 14 tăng 3,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 17,3 tỷ đồng, lên 584,1 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 218,2 tỷ đồng, chiếm 37,4% tổng tài sản; tồn kho ghi nhận 185,3 tỷ đồng, chiếm 31,7% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 52,2 tỷ đồng, chiếm 8,9% tổng tài sản và các khoản mục khác./.

]]>
//tef20.com/licogi-14-bi-phat-va-truy-thu-thue-hon-837-trieu-dong-142439.html Mai Tấn Tue, 26 Dec 2023 13:09:36 +0700
//tef20.com/chung-khoan-hom-nay-2612-vn-index-duy-tri-sac-xanh-thanh-khoan-cai-thien-nhe-142437.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Thị trường chứng khoán hôm nay chủ yếu giao dịch giằng co quanh ngưỡng 1 120 điểm Một nhịp bán xuất hiện gần cuối phiên nhưng lực cầu xuất hiện giúp chỉ số đóng cửa sắc xanh Mức tăng của thị trường là không lớn trong khi thanh khoản cũng cải thiện song chưa mạnh mẽ VN-Index duy trì sắc xanh

Thị trường chứng khoán hôm nay giữ được sắc xanh trong toàn phiên giao dịch. Áp lực bán có xuất hiện ở cuối phiên, nhưng sau đó lực cầu vào lại giúp chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức gần như cao nhất trong ngày. Độ rộng khá cân bằng trong bối cảnh thanh khoản cải thiện nhẹ.

Chỉ số VN-Index tăng +4,59 điểm, đóng cửa 1.122,25 điểm. Độ rộng thị trường khá cân bằng nhưng có nghiêng nhẹ về bên mua. Thống kê trên sàn HOSE, hôm nay có 265 mã tăng, 102 mã tham chiếu và 216 mã giảm. Về nhóm ngành, độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 14/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành du lịch và giải trí tiếp tục dẫn đầu đà tăng…

Diễn biến chỉ số VN-Index phiên 26/12/2023.
Các cổ phiếu lớn đã hỗ trợ cho thị trường phiên này có: VCB (+1,39), VHM (+0,76), HPG (+0,51), HVN (+0,46), FPT (+0,38)... Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu lớn đã gây áp lực cho thị trường gồm: BID (-0,28), CTG (-0,13), TCB (-0,13), GMD (-0,11), ACB (-0,1)…

Nhóm VN30 hôm nay cũng diễn biến tương tự và đóng cửa tăng nhẹ. Theo đó, chỉ số VN30 tăng nhẹ +3,66 điểm, đạt 1.115,52 điểm. Rổ VN30 sắc xanh thắng thế khi có 17 mã tăng, 2 mã đứng giá và 11 mã giảm.

Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng duy trì sắc xanh khi đóng cửa. Theo đó, chỉ số HNX-Index tăng +1,81 điểm, đóng cửa ở mức 231,26 điểm; trong khi đó, chỉ số UPCoM-Index tăng 0,03 điểm, đạt 86,24 điểm.

Thanh khoản tiếp tục cải thiện nhưng vẫn chưa cho thấy sự bùng nổ. Theo đó, tính trên HOSE, tổng giá trị giao dịch đạt mức 14.739 tỷ đồng, trong đó, riêng giá trị khớp lệnh đạt 13.037 tỷ đồng, tăng +8,37% so với phiên trước.

Khối ngoại vẫn bán ròng trên cả 2 sàn niêm yết. Theo đó, tính trên HOSE, khối ngoại bán ròng -314,89 tỷ đồng, trong đó, lực bán tập trung vào các mã gồm VHM (-66,07 tỷ đồng), VND(-58,21 tỷ đồng), SSI(-56,9 tỷ đồng)… Khối ngoại bán ròng trên sàn HNX với giá trị -27,55 tỷ đồng.

Sự phân hóa xuất hiện

Thị trường chứng khoán hôm nay nhìn một cách tổng thể là tích cực. Điểm số tăng và thanh khoản tăng là tín hiệu tốt. Tuy nhiên, sự giằng co đã trở lại sau phiên hưng phấn hôm qua. Thị trường cũng đã có sự phân hóa rõ hơn khi áp lực chốt lời ngắn hạn có thể xuất hiện.

Độ lan tỏa của thị trường hôm nay kém hơn hẳn hôm qua. Dù có nhỉnh hơn về bên mua song trên HOSE số mã tăng và giảm khá cân bằng nhau. Trong khi đó, về nhóm ngành thì độ rộng tích cực hơn rất nhiều. Điều đó là biểu hiện của sự phân hóa. Sự phân hóa cũng diễn ra trong từng nhóm ngành và nhóm vốn hóa lớn.

Dòng tiền phân hóa trong phiên hôm nay. Ảnh: Minh họa.

Thanh khoản thị trường cải thiện dần, nhưng vẫn chưa cho thấy sự mạnh mẽ. Dòng tiền đang tập trung vào chọn lọc một số mã trong từng nhóm ngành. Hơn nữa, nhóm cổ phiếu vốn hóa vẫn chưa được dòng tiền quan tâm, nên chưa tạo động lực cho chỉ số bứt phá.

Thống kê cho thấy, dòng tiền đang nghiêng nhiều vào nhóm vốn hóa tầm trung mà chưa dồn vào nhóm bluechips. Trên HOSE hôm nay, thanh khoản nhóm VN30 chỉ chiếm khoảng 35% tổng thanh khoản, còn lại chiếm hơn 52% là nhóm vốn hóa vừa. Bên cạnh đó, trong số 20 cổ phiếu giao dịch lớn nhất thị trường thì chỉ có 6 mã thuộc nhóm VN30.

Nhìn chung, đà hồi phục của VN-Index vẫn chưa nhận được sự có sự hỗ trợ thật mạnh mẽ của thanh khoản. Điều này cho thấy tâm lý e ngại chung của thị trường vẫn ở mức khá. Nhà đầu tư vẫn được khuyến nghị cẩn trọng trong những phiên tới, chỉ số VN-Index có thể gặp phải áp lực chốt lời tại ngưỡng 1.120 điểm./.

]]>
//tef20.com/chung-khoan-hom-nay-2612-vn-index-duy-tri-sac-xanh-thanh-khoan-cai-thien-nhe-142437.html Thái Duy Tue, 26 Dec 2023 11:53:57 +0700
//tef20.com/cuoi-nam-2026-hoan-tat-chuyen-co-phieu-tren-hnx-sang-hose-142418.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Chậm nhất đến hết ngày 31 12 2026 Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX hoàn thành chuyển cổ phiếu của tổ chức đăng ký giao dịch từ HNX sang Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh HOSE Sau khi hoàn thành việc chuyển cổ phiếu của tổ chức đăng ký giao dịch từ HNX sang HOSE HNX không tiếp nhận hồ sơ đăng ký giao dịch mới của tổ chức Chậm nhất đến hết ngày 31/12/2026, HNX hoàn thành chuyển cổ phiếu của tổ chức đăng ký giao dịch từ HNX sang HOSE. Ảnh minh họa

bắn ca h5 vừa ban hành Văn bản số 19/VBHN-BTC hợp nhất Thông tư số 57/2021/TT-BTC ngày 12/7/2021 của Bộ trưởng bắn ca h5 quy định lộ trình sắp xếp lại thị trường giao dịch cổ phiếu, thị trường giao dịch trái phiếu, thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác và Thông tư số 69/2023/TT-BTC sửa đổi một số điều của Thông tư số 57/2021/TT-BTC.

Theo lộ trình, tới trước ngày 1/7/2025, HOSE tiếp tục nhận đăng ký niêm yết với tổ chức đáp ứng điều kiện niêm yết, theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP và có vốn điều lệ 120 tỷ đồng trở lên.

Chậm nhất đến hết ngày 31/12/2025, HOSE hoàn thành việc tiếp nhận cổ phiếu của tổ chức niêm yết từ HNX. Chậm nhất đến hết ngày 31/12/2025, HOSE hoàn thành việc tiếp nhận cổ phiếu của tổ chức đăng ký giao dịch từ HNX.

Trước ngày 1/7/2025, HNX tiếp nhận và xem xét hồ sơ đăng ký niêm yết, tổ chức giao dịch cổ phiếu mới của tổ chức đáp ứng điều kiện niêm yết và có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng trở lên.

Từ ngày 1/7/2025, HNX không tiếp nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu mới của tổ chức. Chậm nhất đến hết ngày 31/12/2025, HNX hoàn thành việc chuyển cổ phiếu của tổ chức niêm yết từ HNX sang HOSE.

Chậm nhất đến hết ngày 31/12/2026, HNX hoàn thành chuyển cổ phiếu của tổ chức đăng ký giao dịch từ HNX sang HOSE. Sau khi hoàn thành việc chuyển cổ phiếu của tổ chức đăng ký giao dịch từ HNX sang HOSE, HNX không tiếp nhận hồ sơ đăng ký giao dịch mới của tổ chức.

Nếu đáp ứng đủ các điều kiện, trong vòng 3 năm tới, HOSE sẽ đón thêm cổ phiếu từ sàn HNX và UPCoM chuyển sang. HOSE sẽ tập trung vào các sản phẩm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, còn HNX tập trung vào thị trường trái phiếu và phái sinh./.

]]>
//tef20.com/cuoi-nam-2026-hoan-tat-chuyen-co-phieu-tren-hnx-sang-hose-142418.html Tấn Minh Tue, 26 Dec 2023 08:53:54 +0700
//tef20.com/chung-khoan-phai-sinh-cac-hop-dong-bat-tang-manh-thanh-khoan-o-muc-thap-142352.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Các hợp đồng tương lai đóng cửa hoàn toàn trong sắc xanh trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên đầu tuần 25 12 Mức tăng của các hợp đồng là rất tốt và có phần nhỉnh hơn chỉ số cơ sở Tuy vậy thanh khoản vẫn duy trì trên nền thấp Trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên đầu tuần, các hợp đồng tương lai đồng loạt đóng cửa trong sắc xanh. Mức tăng của các hợp đồng là rất tốt nhờ lực cầu vào nhóm VN30 trên thị trường cơ sở. Theo đó, các hợp đồng đóng cửa tăng từ +16,8 điểm đến +20,3 điểm; trong khi đó, chỉ số cơ sở tăng nhẹ hơn với +14,41 điểm.

Thanh khoản thị trường chứng khoán phái sinh vẫn chưa tăng mạnh trở lại và duy trì ở nền thấp. Theo đó, tổng khối lượng giao dịch các hợp đồng tương lai đạt 179.963 hợp đồng.

Hợp đồng tháng hiện tại VN30F2401 cũng tăng tốt và kết phiên tại 1.115 điểm, tăng +17,3 điểm so với phiên trước. Mức tăng của hợp đồng VN30F2401 cao hơn mức tăng chỉ số cơ sở nên khoảng cách chênh lệch dương được duy trì và nới rộng lên mức +3,14 điểm. Hiện tại, các hợp đồng còn lại cũng duy trì trạng thái chênh lệch dương so với chỉ số cơ sở.

Tuy vậy, thanh khoản thị trường chứng khoán phái sinh vẫn chưa tăng mạnh trở lại và duy trì ở nền thấp. Theo đó, tổng khối lượng giao dịch các hợp đồng tương lai đạt 179.963 hợp đồng, trong đó, riêng hợp đồng VN30F2401 đạt 179.539 hợp đồng.

Biểu đồ kỹ thuật hợp đồng VN30F2401.

Trên biểu đồ kỹ thuật khung 1 giờ, hợp đồng VN30F2401 sau khi vượt qua đường trung bình lũy thừa EMA 200 đã tạm thời tích lũy nhẹ. Chỉ báo kỹ thuật sức mạnh tương đối (RSI) cũng như đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD) đều ở tín hiệu tích cực, thể hiện nhịp tăng trưởng ở hợp đồng VN30F2401 sẽ duy trì trong ngắn hạn, hướng đến vùng mục tiêu 1.125 điểm. SSI Research khuyến nghị nhà đầu tư có thể mở vị thế Long tại vùng 1.113 điểm, cắt lỗ dưới 1.110 điểm và chốt lời tại vùng 1.121 -1.122 điểm.

Trên thị trường cơ sở, với mức tăng +14,41 điểm (+1,31%), chỉ số VN30 kết phiên tại 1.111,86 điểm. Khối lượng giao dịch ổn định với khớp lệnh 136,5 triệu đơn vị.

Về mặt kỹ thuật, chỉ số VN30 vượt qua vùng 1.097 điểm và đang hướng về biên trên tại vùng 1.123 điểm. Những chỉ báo kỹ thuật như RSI và chỉ báo xu hướng (ADX) hướng đến vận động tích cực trong ngắn hạn. Điều này cho góc nhìn chỉ số VN30 sẽ duy trì xu hướng và tiệm cận vùng 1.120 – 1.123 điểm trong ngắn hạn./.

]]>
//tef20.com/chung-khoan-phai-sinh-cac-hop-dong-bat-tang-manh-thanh-khoan-o-muc-thap-142352.html Thái Duy Tue, 26 Dec 2023 03:45:38 +0700
//tef20.com/bo-xay-dung-thoai-von-thanh-cong-tai-tong-cong-ty-co-phan-song-hong-142304.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Bộ Xây dựng đã đấu giá thành công hơn 13 2 triệu cổ phiếu SHG của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng với giá khớp lệnh là 10 500 đồng một cổ phần bằng với mức khởi điểm Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố kết quả đấu giá cổ phần của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng (mã Ck:SHG) do Bộ Xây dựng nắm giữ.

Theo đó, Bộ Xây dựng đã đấu giá thành công hơn 13,2 triệu cổ phiếu SHG của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng. Có hai nhà đầu tư mua vào toàn bộ lượng cổ phiếu trên, gồm một tổ chức và một cá nhân, đều đến từ trong nước với giá khớp là 10.500 đồng một cổ phần, bằng với mức khởi điểm. Theo đó, Bộ Xây dựng thu về hơn 139 tỷ đồng và không còn nắm giữ cổ phần sau giao dịch.

Bộ Xây dựng vẫn thoái vốn thành công tại SHG. Ảnh: T.L

Tổng công ty cổ phần Sông Hồng (địa chỉ tại 70 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì, được thành lập năm 1958. Năm 2010, công ty chuyển đổi và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với tên gọi là Tổng công ty cổ phần Sông Hồng. Ngày 10/4/2015, cổ phiếu của công ty chính thức được giao dịch trên UPCoM.

Hiện công ty có vốn điều lệ 270 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi...; tư vấn, tổng thầu tư vấn, đầu tư xây lắp công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông...; cho thuê mặt bằng./.

]]>
//tef20.com/bo-xay-dung-thoai-von-thanh-cong-tai-tong-cong-ty-co-phan-song-hong-142304.html Tấn Minh Tue, 26 Dec 2023 01:20:31 +0700
//tef20.com/quy-ipaam-muon-ban-toan-bo-32-trieu-co-phieu-ipa-142311.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán I P A IPAAM vừa đăng ký bán ra toàn bộ 3 2 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư I P A mã Ck IPA Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của IPAAM tại IPA giảm từ 1,5% về 0%, giao dịch sẽ được thực hiện từ ngày 26/12/2023 - 16/1/2024 dưới hình thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Trên thị trường, cổ phiếu IPA đang dừng ở mức 16.200 đồng/cổ phiếu, tăng 37% kể từ đầu tháng 11. Tạm tính tại mức thị giá hiện tại, IPAAM có thể thu về gần 52 tỷ đồng nếu bán hết số cổ phiếu đăng ký.

Ảnh minh họa

IPAAM được thành lập vào năm 2008, hiện có vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Ghi nhận trên báo cáo tài chính hợp nhất quý III, IPAAM là công ty con duy nhất của VNDirect (sở hữu 100% vốn). Công ty đang quản lý một số quỹ như: Quỹ đầu tư chủ động VND, Quỹ đầu tư trái phiếu VND, Quỹ đầu tư trái phiếu linh hoạt VND, Quỹ ETF IPAAM VN100.

Được biết, IPAAM ghi nhận doanh thu quý III/2023 giảm 52% từ hơn 4 tỷ đồng xuống còn 1,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 0,96 tỷ đồng, giảm gần 44% so với cùng kỳ. Tính đến cuối quý III/2023, tổng tài sản của IPAAM đạt hơn 139 tỷ đồng, giảm gần 10 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Tính đến ngày 30/9, công ty quản lý quỹ này có danh mục ủy thác giá trị hơn 671 tỷ đồng, trong đó 290,7 tỷ đồng phân bổ vào cổ phiếu niêm yết và 380,7 tỷ đồng phân bổ vào cổ phiếu không niêm yết./.

]]>
//tef20.com/quy-ipaam-muon-ban-toan-bo-32-trieu-co-phieu-ipa-142311.html Tấn Minh Tue, 26 Dec 2023 01:19:37 +0700
//tef20.com/chung-khoan-hom-nay-2512-vn-index-tang-tot-phien-dau-tuan-du-thanh-khoan-chua-ung-ho-142326.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Thị trường chứng khoán hôm nay 25 12 duy trì một tăng điểm nhưng biên độ tăng khá bất ngờ Chỉ số VN Index tăng tới hơn 14 điểm trong phiên đầu tuần và độ rộng cũng rất tốt Khối ngoại giảm bán ròng và thanh khoản cũng cải thiện khá Tuy nhiên tiền vào vẫn chưa thực sự ủng hộ trong phiên này Biên độ tăng của VN-Index khá bất ngờ

Thị trường chứng khoán hôm nay duy trì đà tăng điểm và nối dài lên phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp. Việc chỉ số VN-Index tăng điểm không quá bất ngờ, nhưng bất ngờ nằm ở biên độ tăng. Chỉ số tăng hơn 14 điểm trong bối cảnh thanh khoản thấp và thị trường đang trong giai đoạn đi ngang là khá ấn tượng. Thanh khoản dù tăng trở lại nhưng dường như vẫn còn khá khiêm tốn nếu so sánh với điểm số.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index tăng tốt với +14,6 điểm, đóng cửa 1.117,66 điểm. Độ rộng của thị trường hôm nay rất tốt khi sắc xanh bao phủ. Thống kê trên HOSE, hôm nay có tới 409 mã tăng, 92 mã tham chiếu, trong khi chỉ có 78 mã giảm. Về nhóm ngành, sự tích cực cũng chiếm ưu khi có tới 18/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành du lịch và giải trí dẫn đầu đà tăng, theo sau là ngành hàng và dịch vụ công nghiệp, dầu khí…

Diễn biến chỉ số VN-Index phiên 25/12/2023.
Các cổ phiếu lớn đã hỗ trợ cho thị trường phiên này có: MSN (+1,25), VCB (+1,23), BID (+1,06), GAS (+1,03), VHM (+0,97)... Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu lớn đã gây áp lực cho thị trường gồm: GVR (-0,05), SVC (-0,02), PGD (-0,02), EIB (-0,02), NKG (-0,01)…

Nhóm VN30 hôm nay cũng diễn biến tương tự khi tăng điểm mạnh. Đóng cửa, chỉ số VN30-Index tăng +14,41 điểm, đạt 1.111,86 điểm. Rổ VN30 sắc xanh cũng chiếm ưu thế lớn với 29 mã tăng, trong khi chỉ có 1 mã giảm.

Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng đóng cửa ở giá xanh. Theo đó, chỉ số HNX-Index tăng +1,18 điểm, đóng cửa tại 229,45 điểm; chỉ số UPCoM-Index tăng nhẹ +0,08 điểm, đạt 86,21 điểm.

Thanh khoản thị trường chứng khoán hôm nay cải thiện so với những phiên gần đây. Tính riêng trên HOSE, tổng giá trị giao dịch đạt mức 15.150 tỷ đồng; trong đó, riêng giá trị khớp lệnh đạt 12.030 tỷ đồng, tăng 13,22% so với phiên trước.

Khối ngoại giảm bớt bán ròng. Theo đó, trên HOSE, khối ngoại bán ròng -124,34 tỷ đồng. Trong đó, lực bán tập trung vào các mã gồm: HPG (-96,33 tỷ đồng), FUEVFVND(-43,24 tỷ đồng), MSB(-12,89 tỷ đồng)… Trong khi đó, khối ngoại mua ròng trên sàn HNX với giá trị +4,67 tỷ đồng.

Chờ thanh khoản ủng hộ

Thị trường chứng khoán hôm nay nhìn chung cho thấy sự tích cực hơn. Trên thực tế, việc thị trường có mức tăng như phiên này là ít người dự báo. Điều này sẽ cho VN-Index góc nhìn kỹ thuật tốt hơn. Độ rộng cũng tích cực cho thấy tính lan tỏa là khá tốt và cũng khá đồng đều.

Thanh khoản hôm nay cũng tích cực hơn, nhất là mốc 10 nghìn tỷ đồng/phiên của giao dịch khớp lệnh đã được gỡ bỏ. Tâm lý có phần được giảm bớt sự thận trọng. Mặt khác, khối ngoại hôm nay sức ép bán ròng cũng có sự giảm rõ rệt. Điều còn để lại tiếc nuối hôm nay là thanh khoản chưa bùng mạnh.

Chỉ số VN-Index bật tăng mạnh trong phiên đầu tuần.

Chỉ số mới tăng mạnh một phiên chưa nói lên được gì cả. Thị trường vẫn chờ dòng tiền lên tiếng. Dòng tiền bên mua sẽ mang yếu tố quyết định lúc này. Lực bán đã giảm, khối ngoại cũng thu hẹp bán ròng, dòng tiền mua được cởi bỏ tâm lý thận trọng sẽ thúc chỉ số lấy lại vùng đỉnh ngắn hạn.

Nhìn chung, thị trường hôm nay tuy tăng điểm mạnh mẽ nhưng vẫn thiếu sự ủng hộ của thanh khoản. Cơ hội tăng về điểm số mở rộng hơn, tuy nhiên, áp lực chốt lời cũng có thể xuất hiện trong ngắn hạn. Vì vậy, một số khuyến nghị cho rằng, nhà đầu tư vẫn cần quan sát kỹ dòng tiền, hạn chế mua đuổi hoặc sử dụng margin khi thị trường đang tiệm cận ngưỡng kháng cự VN-Index 1.120 điểm./.

]]>
//tef20.com/chung-khoan-hom-nay-2512-vn-index-tang-tot-phien-dau-tuan-du-thanh-khoan-chua-ung-ho-142326.html Thái Duy Tue, 26 Dec 2023 01:12:18 +0700
//tef20.com/hsg-se-duoc-xem-xet-giao-dich-ky-quy-tro-lai-sau-khi-cong-bo-loi-nhuan-hop-nhat-142291.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen mã cổ phiếu HSG sàn HOSE vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất của niên độ tài chính NĐTC 2022 2023 từ ngày 01 10 2022 đến ngày 30 9 2023 do Công ty KPMG Việt Nam kiểm toán Theo báo cáo tài chính kiểm toán vừa công bố, NĐTC 2022 – 2023 doanh thu hợp nhất HSG đạt 31.650 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất HSG đạt 30 tỷ đồng, tăng 1,7 tỷ đồng tương đương 5,96% so với báo cáo tài chính hợp nhất tự lập (28,3 tỷ đồng).

Theo quy định trong Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán hiện hành, việc lợi nhuận sau thuế hợp nhất sau kiểm toán của HSG ghi nhận dương 30 tỷ đồng thì mã cổ phiếu HSG sẽ sớm được xem xét cho giao dịch ký quỹ trở lại.

HSG sẽ được xem xét giao dịch ký quỹ trở lại sau khi công bố lợi nhuận hợp nhất. Ảnh: H.S

Vừa qua, HSG đã được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân có doanh thu lớn nhất Việt Nam năm 2023 (tăng 1 bậc so với năm 2022). Đây cũng là năm thứ 17 liên tiếp HSG có mặt trong bảng xếp hạng này. Theo đó, Bảng xếp hạng VNR500 năm 2023 ghi nhận và tôn vinh những doanh nghiệp có quy mô lớn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và ổn định trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thách thức như hiện nay.

Sau 22 năm hình thành và phát triển, hiện vốn điều lệ của HSG đã tăng hơn 205 lần, từ 30 tỷ đồng lên hơn 6.159 tỷ đồng; số lượng nhân sự tăng 343 lần từ 22 nhân viên lên 7.553 cán bộ công nhân viên. Cùng với đó, số lượng chi nhánh đã tăng lên 154 lần, từ 3 chi nhánh đầu tiên đến nay đã có 462 chi nhánh - cửa hàng, hệ thống siêu thị Hoa Sen Home trải dài khắp 63 tỉnh thành. Tập đoàn hiện có hệ thống sản xuất 10 nhà máy lớn trên toàn quốc và mạng lưới kênh xuất khẩu đến hơn 87 quốc gia - vùng lãnh thổ.

Ngoài ra, HSG còn nổi tiếng là một doanh nghiệp có nhiều hoạt động đóng góp cho cộng đồng mang ý nghĩa thiết thực và giá trị nhân sâu sắc. Ngày 15/12/2023 vừa qua, chương trình Mái ấm gia đình Việt do HSG thực hiện đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và trao tặng 2 giải thưởng danh giá cấp bộ tại Lễ trao Giải thưởng sáng tạo Việt Nam 2023 ở 2 hạng mục: Giải Nhì ở loại hình “Quảng cáo truyền thông tích hợp” và hạng mục “Thương hiệu có hoạt động xã hội ý nghĩa”./.

]]>
//tef20.com/hsg-se-duoc-xem-xet-giao-dich-ky-quy-tro-lai-sau-khi-cong-bo-loi-nhuan-hop-nhat-142291.html Chí Tín Mon, 25 Dec 2023 07:20:27 +0700
//tef20.com/mot-nha-dau-tu-bi-phat-15-ty-dong-cam-giao-dich-2-nam-do-thao-tung-co-phieu-gkm-142243.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước SSC vừa công bố xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với ông Nguyễn Việt Hà Hà Nội Theo đó, ông Nguyễn Việt Hà bị phạt 1,5 tỷ đồng do có hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Cụ thể: trong khoảng thời gian từ ngày 2/8/2021 đến ngày 28/1/2022, ông Nguyễn Việt Hà đã sử dụng 23 tài khoản để liên tục mua, bán, giao dịch cổ phiếu Công ty cổ phần Khang Minh Group (mã Ck: GKM) nhằm tạo cung, cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu GKM.

Kết quả kiểm tra, kết quả tính toán khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm của ông Nguyễn Việt Hà cho thấy không có khoản thu trái pháp luật.

Ảnh minh họa

Căn cứ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Việt Hà, UBCKNN ban hành quyết định về việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với ông Nguyễn Việt Hà, như sau:

+ Cấm giao dịch chứng khoán có thời hạn 2 năm, kể từ ngày 9/10/2023, theo quy định tại điểm đ khoản 3 và khoản 5 Điều 306 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn 2 năm, kể từ ngày 9/10/2023, theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 306 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.

Được biết, Công ty cổ phần Khang Minh Group hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Kết thúc quý III/2023, công ty báo lãi gần 45 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 6,9 tỷ đồng), luỹ kế 9 tháng năm 2023 đạt 47,44 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 16,48 tỷ đồng).

Theo giải trình từ phía công ty, lợi nhuận tăng là do lợi nhuận từ hoạt động đầu tư mang lại, trong khi đó do thị trường có nhiều biến động và cạnh tranh của ngành vật liệu xây dựng là nguyên nhân chính làm cho sản lượng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của công ty bị giảm./.

]]>
//tef20.com/mot-nha-dau-tu-bi-phat-15-ty-dong-cam-giao-dich-2-nam-do-thao-tung-co-phieu-gkm-142243.html Tấn Minh Mon, 25 Dec 2023 03:52:30 +0700
//tef20.com/dinh-muc-tin-nhiem-cong-cu-hieu-qua-cho-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-142211-142211.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang có những tín hiệu phục hồi và nhận được sự tin tưởng của nhà đầu tư Bước tiếp theo để đưa thị trường bước vào giai đoạn ổn định chuyên nghiệp hơn là sự hình thành thói quen của nhà đầu tư trong việc sử dụng các chỉ số định tín nhiệm để đo lường mức độ rủi ro của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Nhu cầu thực

Các quy định liên quan đến định mức tín nhiệm đã được quy định trong các văn bản pháp luật thời gian qua. Trong đó, Luật Chứng khoán quy định một trong những điều kiện đối với doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra công chúng là phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu, theo quy định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng.

Đối với trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành riêng lẻ, Nghị định số 153/2020/NĐ-CP (quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và cháo bán TPDN ra thị trường quốc tế) không có quy định về yêu cầu về kết quả điểm xếp hạng tín nhiệm.

Khuyến khích kênh đầu tư dài hạn

Việc thực hiện hoạt động xếp hạng tín nhiệm hiệu quả sẽ góp phần khuyến khích kênh đầu tư dài hạn tại Việt Nam và mở rộng cơ sở nhà đầu tư, thu hút sự tham gia sâu rộng bởi các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, các định chế tài chính trong và ngoài nước.

Sau đó, Nghị định số 65/2022/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 153) đã bổ sung thêm điều kiện đối với doanh nghiệp phát hành TPDN riêng lẻ là cũng phải kết quả xếp hạng tín nhiệm theo các trường hợp và lộ trình thực hiện như quy định đối với chào bán trái phiếu ra công chúng. Nội dung này tạm thời chưa thực hiện trong năm 2023 sau khi Nghị định số

08/2023/NĐ-CP ban hành, trong đó quy định ngưng hiệu lực một số quy định tại Nghị định 65 và Nghị định 153 về một số nội dung. Đó là quy định về việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân, quy định về thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt phát hành, quy định về kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Việc ngưng thực hiện các nôi dung trên chỉ đến hết 31/12/2023.

Đánh giá về sự cần thiết của hoạt động xếp hạng tín nhiệm đối với thị trường TPDN, thời gian qua phần lớn các chuyên gia tài chính đều cho rằng đây là việc cần thiết nhằm minh bạch hóa thị trường, tăng thêm kênh tham khảo hiệu quả cho nhà đầu tư.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Quang Thuân - Chủ tịch Công ty FiinRatings, các thông tin về rủi ro liên quan tới các tổ chức phát hành trái phiếu chưa đầy đủ và rõ ràng, dẫn đến thiếu điều kiện xác định rủi ro tín dụng của tổ chức phát hành và rủi ro tín dụng của trái phiếu. Trong đó, thông tin rủi ro tín dụng là một thông tin quan trọng. Nếu thiếu thông tin này sẽ dẫn đến việc nhà đầu tư bị hạn chế trong khả năng xác định tỷ lệ lợi tức yêu cầu của trái phiếu.

Nhận diện cơ hội với thị trường Việt Nam

Thực tế, việc phát triển hoạt động xếp hạng tín nhiệm có thể sẽ mở ra cho thị trường nhiều cơ hội mới. Bởi theo các chuyên gia, hoạt động này sẽ là cơ sở, hạ tầng quan trọng để giúp thị trường TPDN có thể đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư tham gia.

Việc phân loại đánh giá trái phiếu với các mức độ xếp hạng tín nhiệm khác nhau sẽ hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong việc quản trị danh mục đầu tư theo mức độ xếp hạng tín nhiệm, tùy theo khẩu vị rủi ro và mức độ an toàn, mô hình hoạt động của định chế đầu tư.

Định mức tín nhiệm, công cụ hiệu quả cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Ảnh minh họa

Ông Ritesh Maheshwari - Giám đốc điều hành, phụ trách khu vực Đông Nam Á, S&P Global Ratings cho biết, việc thực hiện xếp hạng tín nhiệm sẽ góp phần làm gia tăng độ sâu thị trường trái phiếu. Cụ thể là, việc này có thể giúp nhà đầu tư đánh giá về các tổ chức phát hành, kết hợp phân tích so sánh với các doanh nghiệp tương đồng cũng như các tài sản khác, có thể giúp quá trình đưa ra quyết định của nhà đầu tư tốt hơn. Điều này không chỉ có ý nghĩa quan trọng với các nhà đầu tư cá nhân thiếu thông tin mà còn cần thiết cả với các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp.

Theo đó, điểm xếp hạng tín nhiệm sẽ góp phần chuẩn hóa công cụ đầu tư cho các nhà đầu tư tổ chức. Qua đó, các tổ chức tài chính có thêm các thông số quan trọng bổ sung vào các công cụ phân tích lợi nhuận và rủi ro của các loại tài sản tài chính, để xây dựng các nguyên lý quản trị danh mục đầu tư.

Thông lệ quốc tế cũng cho thấy, các quỹ đầu tư mang tính đại chúng hoặc quỹ đầu tư bảo hiểm hoặc quỹ hưu trí nên ưu tiên đầu tư vào các trái phiếu được xếp hạng ở mức có tính đầu tư hoặc ở một tỷ lệ nhất định. Thông lệ này đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.

Mặc dù vậy, một số chuyên gia cũng cho rằng, việc thực hiện xếp hạng tín nhiệm cũng cần có cách thức tổ chức hợp lý để tối ưu hiệu quả, tránh tình trạng thiên về hình thức. TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho biết, việc thực hiện xếp hạng tín nhiệm cho các tổ chức phát hành có thể phân nhóm, có những nhóm cần xếp hạng tín nhiệm nhưng có nhóm không cần xếp hạng tín nhiệm. Ví dụ, ngân hàng thương mại không cần xếp hạng tín nhiệm vì họ phát hành mục đích rất rõ là để tăng vốn cấp hai, thứ nữa là các ngân hàng đã có hệ thống quản trị rủi ro và các chỉ số riêng về hệ số an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước./.

]]>
//tef20.com/dinh-muc-tin-nhiem-cong-cu-hieu-qua-cho-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-142211-142211.html Chí Tín Sun, 24 Dec 2023 23:00:43 +0700
//tef20.com/on-dinh-vi-mo-la-diem-manh-cua-thi-truong-tai-chinh-viet-nam-142230-142230.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất trắc các nhà đầu tư đánh giá cao sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam với sự quản trị chắc tay của Chính phủ Điểm mạnh nhất của thị trường tài chính Việt Nam những năm tới là nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô còn tăng trưởng thì phụ thuộc nhiều yếu tố Đây là nhận định của TS Lê Xuân Nghĩa thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia trong cuộc trao đổi với PV TBTCVN PV: Nhìn lại tình hình thị trường chứng khoán năm qua, theo ông, đâu là những nét chính đáng chú ý trên thị trường?

TS Lê Xuân Nghĩa: Chúng ta thấy cuối năm ngoái chỉ số VN-Index có lúc rơi xuống dưới 900 điểm, thị trường rơi vào tình trạng rất bi quan. Sau đó, thị trường lại dần phục hồi. Chúng ta đã chứng kiến giai đoạn thị trường tăng trưởng rất tích cực từ đầu năm 2023 đến đầu tháng 9, có thời điểm VN-Index tăng đến 23,7% so với đầu năm. Điều này cho thấy lòng tin của các nhà đầu tư vào triển vọng tăng trưởng của Việt Nam còn khá cao, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, kể cả gián tiếp và trực tiếp.

Điểm nhấn thứ hai là cổ phiếu của các doanh nghiệp thuộc khối tài chính, như ngân hàng, công ty chứng khoán…, phục hồi nhanh nhất trong các nhóm. Dù mức độ phục hồi chưa ổn định, nhưng cũng là khu vực tạo ra trụ cột cho toàn bộ thị trường tài chính.

Điểm nhấn thứ ba là sự suy giảm nặng nề của các mã cổ phiếu bất động sản, liên quan đến sự khủng hoảng về trái phiếu doanh nghiệp của khu vực này, đến tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản. Đợt đóng băng này có thể kéo dài khá lâu, trở thành một trong những vấn đề khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại nhất.

TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.

Tuy nhiên, gần đây một số dấu hiệu phục hồi đã xuất hiện. Bằng chứng là một số nhà đầu tư, phát hành lớn như Vingroup, các tập đoàn xây dựng, kể cả trong khu vực công cũng như khu vực tư bắt đầu phát hành trái phiếu trở lại lớn. Mức độ phục hồi chưa lớn, nhưng các nhà đầu tư đã bắt đầu lấy lại niềm tin trong chừng mực nhất định. Ví dụ như đợt phát hành của Vingroup có thể nói là khá thành công trong bối cảnh hiện nay và có thể coi là một trong những chỉ báo về niềm tin của các nhà đầu tư trên thị trường.

Điểm nhấn thứ tư trên thị trường là các nhà đầu tư nước ngoài đang tiếp tục ở lại thị trường Việt Nam. Ta thấy thỉnh thoảng họ bán ròng, nhưng rồi lại nhanh chóng mua ròng. Điều này có nghĩa là họ không chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài nhiều như một số thị trường khác, dù lãi suất ở Mỹ, châu Âu khá cao. Điều này cho thấy họ vẫn có lòng tin vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

PV: Trong diễn biến của thị trường như vậy, ông đánh giá thế nào về công tác điều hành, quản lý thị trường năm vừa qua?

TS Lê Xuân Nghĩa: Trong năm qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có rất nhiều động thái, chính sách theo hướng tăng cường kiểm soát rủi ro. Cụ thể như chấn chỉnh lại toàn bộ khâu thanh tra, giám sát, kiểm toán… liên quan đến thị trường chứng khoán; các chỉ đạo về việc minh bạch thông tin, đôn đốc các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm…

Không chỉ vậy, UBCKNN đã ra mắt sổ tay hướng dẫn báo cáo phát thải khí nhà kính giúp các DN thực hiện kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính dễ dàng hơn, đáp ứng các quy định của pháp luật và các yêu cầu liên quan đến công bố thông tin về khách hàng và chuỗi cung ứng theo chuẩn quốc tế. Đây là một bước chuẩn bị cho từ năm 2024 trở đi, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về kinh tế xanh ngày càng chặt chẽ. Hiện nay, không ít doanh nghiệp lúng túng về vấn đề này. Do đó, cuốn sổ tay gần như là "cầm tay, chỉ việc", hướng dẫn các doanh nghiệp từng bước để có thể đưa ra báo cáo chuẩn mực.

Lễ ra mắt sổ tay hướng dẫn báo cáo phát thải khí nhà kính diễn ra ngày 8/8/2023.

Ở cấp điều hành cao hơn là Chính phủ, dấu ấn càng rõ nét hơn. Chính phủ đã có nhiều phen phải “nhảy vào” “giải cứu” thị trường, nhưng lần này đã làm quyết liệt hơn bằng những hành động cụ thể, mà trước hết là việc hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Lần này Chính phủ đã vào cuộc thực sự, từ việc cho sửa đổi lại Nghị định 155, Nghị định 75, cho giãn thanh toán trái phiếu doanh nghiệp trong vòng 2 năm, cho sử dụng các tài sản khác để thanh toán trái phiếu.

Những hành động của Chính phủ đã phục hồi niềm tin rất lớn với thị trường, ít nhất nhà đầu tư không thấy bị bỏ rơi trên một thị trường tàn khốc như vậy. Cùng với đó, Chính phủ cũng đã cương quyết xử lý một số doanh nghiệp lớn có hành vi đầu cơ, thao túng trên cả thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Để tháo gỡ từ gốc những vấn đề của trái phiếu doanh nghiệp, Chính phủ đã thành lập tổ công tác về trái phiếu doanh nghiệp, tổ công tác đặc biệt về thị trườn bất động sản, bởi muốn tháo gỡ cho trái phiếu doanh nghiệp, phải gỡ từ thị trường bất động sản.

Các tổ công tác đã xuống tận nơi khảo sát tại một số doanh nghiệp lớn đang khó khăn để tìm biện pháp hỗ trợ cho họ, điều mà chưa bao giờ Chính phủ từng làm trước đây. Những động tác đã góp phần chặn được đà lao dốc của thị trường bất động sản, đặc biệt là chặn được đà sụp đổ của một số tập đoàn bất động sản lớn. Nhưng để phục hồi thì cần phải có thời gian. Hy vọng nếu các tập đoàn bất động sản lớn đứng vững, thị trường sẽ sớm phục hồi nhanh hơn.

PV: Với nền tảng như vậy, ông kỳ vọng thị trường năm 2024 có những điểm gì thuận lợi gì?

Cơ hội không dành cho người “chống sào đứng đợi”

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, với các yếu tố như lãi suất thấp, triển vọng kinh tế phục hồi tốt hơn, kinh tế vĩ mô ổn định, dòng vốn FDI khả quan…, thị trường chứng khoán năm 2024 có nhiều cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp. Đương nhiên cơ hội chỉ dành cho những người biết chờ đợi, chuẩn bị. Nếu doanh nghiệp đã chuẩn bị tốt, đây là cơ hội thực sự. Nếu doanh nghiệp chỉ biết “chống sào đứng đợi”, thì cơ hội đến rồi lại đi.

TS Lê Xuân Nghĩa: Thị trường chứng khoán bao giờ cũng phản ánh lòng tin của các nhà đầu tư về triển vọng của nền kinh tế. Năm tới, thị trường đứng trước một số thuận lợi rõ ràng, nhưng cũng đối mặt nhiều khó khăn thực sự.

Thuận lợi là lãi suất đang ở mức rất thấp, là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp chuẩn bị được báo cáo tài chính tốt, báo cáo phát thải khí nhà kính, được xếp hạng tín nhiệm, đây là cơ hội để phát hành trái phiếu doanh nghiệp thuận lợi với lãi suất thấp. Lãi suất thấp cũng là yếu tố thuận lợi khiến kênh đầu tư chứng khoán hấp dẫn hơn.

Thuận lợi thứ hai là kinh tế Việt Nam năm tới dự báo tăng trưởng cao hơn năm 2023, có thể lên tới 6,5%. Điều đó cũng có tác động tâm lý khá tốt cho thị trường.

Thuận lợi thứ ba là trong khi kinh tế Việt Nam có triển vọng phục hồi tốt, thì lãi suất tại các nước châu Âu, Mỹ vốn đang ở mức cao có khả năng giảm trong năm tới. Khi lãi suất giảm, dòng vốn của họ sang các nước đang phát triển sẽ tăng, đặc biệt là đến các thị trường mới nổi phục hồi tốt như Việt Nam, kể cả về đầu tư trực tiếp hay gián tiếp.

Và một yếu tố quan trọng nữa là dòng vốn FDI. Khoảng từ 10 năm nay, các nhà đầu tư khá tin tưởng vào sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam và đánh giá Chính phủ Việt Nam quản trị kinh tế vĩ mô khá vững tay. Trước đây họ cũng còn phấp phỏng lo ngại về lạm phát, tỷ giá… Những năm gần đây, lạm phát, tỷ giá của Việt Nam luôn được kiểm soát tốt. Tính theo năm, đồng tiền Việt Nam mất giá so với USD ít nhất so với các nước trong khu vực. Chẳng hạn đồng tiền Nhật mất giá khoảng 13 – 14%, các nước trong khu vực khoảng 7 – 8%, Việt Nam chỉ khoảng trên 3%. Do đó, lo ngại rủi ro về tỷ giá giảm nhiều.

Tất cả những yếu tố trên có thể coi là điểm mạnh, là lợi thế của thị trường tài chính Việt Nam năm tới. Có thể nói, điểm mạnh nhất của thị trường tài chính Việt Nam những năm tới là nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, còn tăng trưởng thì phải phụ thuộc nhiều yếu tố, nhất là khi nhu cầu thế giới đang rất yếu.

PV: Ông đã nói đến những thuận lợi, vậy đâu là thách thức với thị trường trong năm 2024?

TS Lê Xuân Nghĩa: Như tôi vừa nói, cầu tiêu dùng trên thị trường thế giới đang khá thấp. Việt Nam là nước dựa nhiều vào xuất khẩu, nên các ngành nghề liên quan đến xuất khẩu sẽ gặp khó khăn khá lớn, nhất là các ngành nghề về chế biến chế tạo, điện tử, giày da… Đặc biệt, kinh tế Trung Quốc đang khá trì trệ, có dấu hiệu thiểu phát, nên cầu càng khó phục hồi nhanh.

Ở trong nước, thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn, để phục hồi trở lại cần có thời gian. Quan trọng nhất lúc này là tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, thủ tục cho các dự án, đặc biệt là các dự án bất động sản giá rẻ, dự án nhà ở xã hội. Chính sách cho nhà ở xã hội cần được sửa theo hướng không nên bắt buộc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các vấn đề chính sách, như là xét duyệt hồ sơ. Nếu nhà ở xã hội “bung” ra được thì thị trường bất động sản mới phục hồi nhanh và lành mạnh, trên nền tảng giá rẻ, giá thật.

Bên cạnh đó, trong khi chúng ta vẫn ngập trong những khó khăn cũ, thì một thách thức mới lại ập đến là các tiêu chuẩn mới về kinh tế xanh. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có sự chuẩn bị cho mối nguy này. Trước đây, miễn là hàng tốt, giá rẻ, tiếp thị tốt là sẽ bán được, nay lại phải thêm cả các tiêu chuẩn xanh.

Nếu chúng ta không chuẩn bị từ bây giờ sẽ rơi vào tình trạng như mặt hàng thép hiện nay. Các thị trường như Ấn Độ, Bangladesh đã chuẩn bị từ vài năm nay nên vừa qua họ không bị mất đơn hàng nào, trong khi ta mất khá nhiều vì không báo cáo được.

PV: Xin cảm ơn ông./.

]]>
//tef20.com/on-dinh-vi-mo-la-diem-manh-cua-thi-truong-tai-chinh-viet-nam-142230-142230.html Hoàng Yến Sun, 24 Dec 2023 06:14:15 +0700
//tef20.com/thi-truong-chung-khoan-tam-ly-than-trong-khien-vn-index-kho-tao-dot-pha-142198.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Thị trường chứng khoán trong nước có một tuần tăng nhẹ nhưng mức điểm thay đổi không nhiều Có thể nói thị trường có một tuần điểm số đi ngang trên nền thanh khoản thấp vì tâm lý thận trọng bao trùm Thị trường đi vào giai đoạn nghỉ tết Dương lịch kết hợp với tâm lý và thanh khoản thấp khiến động lực cho VN Index là không nhiều Xu thế giằng co đi ngang tích lũy có thể được duy trì trong tuần cuối cùng của năm 2023 Thị trường chứng khoán trong nước tuần (18 - 22/12) về cơ bản là tuần giằng co, đi ngang. Chỉ số VN-Index phần lớn giữ được sắc xanh khi đóng cửa tại các phiên, nhưng mức tăng không đáng kể. Chỉ số VN-Index sau khi kiểm định mốc 1.080 điểm đã lấy lại mức 1.100 điểm. Tâm lý thận trọng khiến thanh khoản thị trường sụt giảm khá mạnh và về mức thấp. Trong khi đó, khối ngoại vẫn miệt mài bán ròng khá mạnh trong tuần.

Dù có 4 phiên tăng điểm trong tuần, nhưng kết tuần, chỉ số VN-Index chỉ phục hồi tăng +0,07% so với tuần trước, dừng ở mức 1.103,06 điểm.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn diễn biến phân hóa và trái chiều nhau khiến cho chỉ số VN30 kết tuần không thay đổi so với tuần trước, chủ yếu do chịu áp lực bán ròng của khối ngoại, thanh khoản duy trì ở mức trung bình trong đó nhóm tăng điểm gồm BID (+2,29%), ACB (+1,98%), MBB (+1,39%), VHM (+1%), MWG (+3,93%), VRE (+1,77%)... trong khi các mã tiêu cực như FPT (-1,66%), VCB (-1,58%), VPB (-2,94%) SAB (-2,07%), VIC (-1,26%)...

Các cổ phiếu bán lẻ có tuần giao dịch tích cực nhờ sự hồi phục của cổ phiếu lớn MWG (+3,93%), bên cạnh PNJ (+5,81%) nhờ đà tăng mạnh của giá vàng và FRT (+1,69%), DGW (+1,38%). Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán mặc dù chịu áp lực bán của khối ngoại tuy nhiên một số công ty chứng khoán công bố kế hoạch phát hành tăng vốn có diễn biến tốt trong tuần như SSI (+1,73%), HCM (+2,86%) cùng với BSI (+2,43%), FTS (+3,53%), VIX (+1,21%), VCI (+1,23%)…các mã còn lại chủ yếu đứng giá so với tuần trước.

Nhóm cổ phiếu bất động sản có diễn biến đa số tích cực hơn tuần trước đó với DIG (+2,38%), PDR (+1,9%), NTL (+3,45%), HDG (+4,49%)… trong khi NVL vẫn kém tích cực khi giảm 1,78%... Các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp có diễn biến phân hóa khi ITA (-9,09%) chịu áp lực chốt lãi sau khi đã tăng khá mạnh, các mã khác chủ yếu tăng điểm nhẹ như DTD (+2,85%), KBC (+1,3%), VGC (+0,76%%), IDC (+1,19%), BCM (-4,62%)...

Các cổ phiếu nông nghiệp tuần qua cũng khá ấn tượng khi nhiều mã tăng điểm khá như HAG (+3,45%), HNG (+13,26%), DBC (+3,15%).

Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng có một tuần tăng điểm nhưng mức tăng tốt hơn. Theo đó, chỉ số HNX-Index có diễn biến tích cực hơn khi kết tuần tại 228,27 điểm, tương ứng mức tăng +0,55% so với tuần trước. Chỉ số UPCoM-Index tăng +1,28% để đóng cửa tại 86,14 điểm.

Thanh khoản thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục suy giảm ở mức khá mạnh. Theo đó, thanh khoản bình quân trên cả 3 sàn chỉ còn mức 14.752 tỷ đồng/phiên, giảm hơn -17,1% so với tuần trước. Tâm lý thận trọng là nguyên nhân chính khiến thanh khoản tiếp tục suy giảm trong tuần qua.

Thanh khoản thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục suy giảm ở mức khá mạnh. Theo đó, thanh khoản bình quân trên cả 3 sàn chỉ còn mức 14.752 tỷ đồng/phiên, giảm hơn -17,1% so với tuần trước. Tính trên 2 sàn niêm yết, tổng giá trị giao dịch chỉ còn 70.938 tỷ đồng, giảm mạnh -17,8% so với tuần trước. Trong đó, tổng giá trị giao dịch tại HOSE đạt 64.247 tỷ đồng, giảm -17,1% và tại HNX là 6.690 tỷ đồng, giảm -23,7% so với tuần trước. Tâm lý thận trọng là nguyên nhân chính khiến thanh khoản tiếp tục suy giảm trong tuần qua.

Khối ngoại tiếp tục là điểm trừ của thị trường chứng khoán tuần qua. Áp lực bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài sau tuần tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETF vẫn chưa ngừng khi khối này tiếp tục bán ròng 2.674 tỷ đồng trên 2 sàn niêm yết và kéo dài chuỗi bán ròng lên tuần thứ 7 liên tiếp.

Trong đó, giá trị bán ròng tại sàn HOSE là 2.692 tỷ đồng, tập trung bán ròng mạnh nhóm ngân hàng, thép, dịch vụ tài chính-chứng khoán, bất động sản; song mua ròng nhẹ trên HNX với giá trị 18 tỷ đồng. Như vậy, lũy kế từ đầu năm, khối ngoại đã bán ròng hơn 23.000 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Thị trường chứng khoán trong nước không có nhiều thay đổi so với tuần trước đó. Khối ngoại vẫn bán ròng mạnh nhưng chỉ có tác động phần nào tới tâm lý của nhà đầu tư trong nước. Phần còn lại chính là tâm lý thận trọng của khối nội đã kéo thanh khoản giảm về mức thấp. Trong bối cảnh mùa Noel và Tết Dương lịch sắp tới, trạng thái tâm lý thận trọng của nhà đầu tư có thể sẽ được duy trì.

Trong tuần qua, trong khi các thông tin quốc tế không có nhiều, thì thị trường đón nhận thêm một số thông tin quan trọng trong nước. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa 15 dự kiến khai mạc vào 15/1/2024 và sẽ thảo luận về dự án luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Đất đai (sửa đổi); tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, thông qua các Luật trên tại kỳ họp giữa năm 2024. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu chấn chỉnh hoạt động các công ty chứng khoán…

Nhìn chung, thị trường chứng khoán trong nước không có nhiều thay đổi so với tuần trước đó. Khối ngoại vẫn bán ròng mạnh nhưng chỉ có tác động phần nào tới tâm lý của nhà đầu tư trong nước. Phần còn lại chính là tâm lý thận trọng của khối nội đã kéo thanh khoản giảm về mức thấp.

Trong bối cảnh mùa Noel và Tết Dương lịch sắp tới, trạng thái tâm lý thận trọng của nhà đầu tư có thể sẽ được duy trì. Khối ngoại có thể nghỉ ngơi ngưng bán ròng, nhưng khối nội sẽ giảm động lực trong bối cảnh như trên.

Tuy vậy, một số góc nhìn tích cực lại cho rằng, thị trường tuần tới có thể cũng là cơ hội cho nhà đầu tư chọn chiến lược dài hơn hơn. Mặc dù các tín hiệu đủ lớn vẫn chưa xuất hiện, nhưng điều này cũng có cơ sở khi tình hình vĩ mô và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được dự báo sẽ khả quan hơn.

Về mặt kỹ thuật, các chuyên gia của SHS cho rằng, thị trường chứng khoán trong ngắn hạn đang tiếp tục xu hướng vận động tích lũy chặt chẽ trong khu vực kênh tích lũy trung hạn 1.100 điểm - 1.150 điểm. Khả năng về nhịp tăng trở lại của VN-Index trong tuần giao dịch cuối cùng của năm 2023 để hướng tới vùng cản gần nhất quanh 1.130 điểm vẫn có thể xảy ra, tuy nhiên cũng không loại trừ kịch bản chỉ số tiếp tục diễn biến xoay quanh vùng 1.100 điểm với thanh khoản thấp.

“Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn đang tích lũy và nếu VN-Index duy trì giao dịch trên ngưỡng 1.100 điểm thì vẫn có kỳ vọng phục hồi kỹ thuật. Nhà đầu tư ngắn hạn trong giai đoạn hiện tại nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu thấp trong danh mục và theo dõi thêm diễn biến thị trường. Nhà đầu tư trung hạn dài hạn vẫn có thể xem xét giải ngân dần trong các giai đoạn giảm điểm, mục tiêu nên hướng tới các cổ phiếu đầu ngành có nền tảng cơ bản tốt, các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng trong năm tới và đang vận động trong trạng thái tích lũy” - chuyên gia SHS khuyến nghị./.

]]>
//tef20.com/thi-truong-chung-khoan-tam-ly-than-trong-khien-vn-index-kho-tao-dot-pha-142198.html Thái Duy Sat, 23 Dec 2023 12:16:39 +0700
//tef20.com/cong-ty-thep-viet-dang-ky-ban-1-trieu-co-phieu-pom-142148.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thép Việt Công ty Thép Việt vừa có thông báo giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan Công ty cổ phần Thép POMINA mã Ck POM Theo thông báo, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Thép Việt (công ty mẹ) đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu POM từ ngày 26/12/2023 đến 24/1/2024, nhằm mục đích đầu tư.

Nếu giao dịch thành công, công ty mẹ Thép Việt sẽ giảm sở hữu tại POM từ 146,34 triệu cổ phiếu, chiếm 52,32% xuống còn 145,3 triệu cổ phiếu, chiếm 51,97% vốn tại POM.

Hiện, ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch hội đồng quản trị POM là Tổng Giám đốc Thép Việt, ông Thái đang sở hữu gần 870.000 cổ phiếu POM, chiếm 0,3%.

Trong thời gian qua, các chị em ruột của Chủ tịch cũng liên tục đăng ký bán cổ phiếu. Cụ thể, bà Đỗ Thị Nguyệt, chị gái ông Thái đăng ký bán hết 1.205.400 cổ phiếu POM để giảm sở hữu về 0% vốn điều lệ, thời gian giao dịch từ ngày 21/12/2023 đến ngày 4/1/2024.

Ảnh minh họa

Trong khi đó, bà Đỗ Thị Kim Ngọc, em gái ông Thái đăng ký bán 5.531.835 cổ phiếu, từ ngày 7/12 đến ngày 7/1/2023 theo phương thức thoả thuận nhằm đầu tư. Nếu thành công bà Kim Ngọc sẽ giảm sở hữu về còn 2.358.106 cổ phiếu, chiếm 0,84% vốn tại POM.

Hiện cổ phiếu POM đang trong tình trạng bị kiểm soát. Theo giải trình của POM do ảnh hưởng của dịch bệnh, trong hai năm qua việc thu thập thư xác nhận từ nhà thầu Trung Quốc gặp nhiều khó khăn và công ty cam kết sẽ xác nhận công nợ nhà cung cấp nước ngoài; chuẩn bị các phương án khả thi về cân đối dòng tiền cho giả định hoạt động liên tục cùng với các bằng chứng chắc chắn cho giả định này để khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu.

Đồng thời, POM cũng tiếp tục làm việc với các ngân hàng để thu thập ý kiến và xác nhận của các ngân hàng về việc tiếp tục đồng hành và hỗ trợ công ty; tiếp tục duy trì giới hạn tín dụng, cơ cấu lại các khoản vay, gia hạn nợ và điều chỉnh thời gian cho vay dài hơn./.

]]>
//tef20.com/cong-ty-thep-viet-dang-ky-ban-1-trieu-co-phieu-pom-142148.html Tấn Minh Fri, 22 Dec 2023 08:35:43 +0700
//tef20.com/uy-ban-chung-khoan-nha-nuoc-yeu-cau-chan-chinh-hoat-dong-cua-cong-ty-chung-khoan-142146.html Chứng khoán -Thời báo Tài chính Việt Nam Online Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn gửi các công ty chứng khoán yêu cầu chấn chỉnh hoạt động nhằm đảm bảo tuân thủ nghiêm quy định pháp luật chứng khoán pháp luật về tổ chức tín dụng và pháp luật liên quan trong hoạt động kinh doanh chứng khoán cung cấp dịch vụ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán tuân thủ nghiêm quy định pháp luật chứng khoán, pháp luật về tổ chức tín dụng và pháp luật liên quan trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ.

Không được thực hiện các hoạt động làm cho khách hàng, nhà đầu tư hiểu rằng công ty chứng khoán có chức năng nhận tiền gửi như tổ chức tín dụng; không được thỏa thuận, ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại có nội dung có thể gây hiểu nhầm về tài khoản chuyên dụng của nhà đầu tư đứng tên công ty chứng khoán tại ngân hàng thương mại.

Ảnh minh họa

Công ty chứng khoán phải đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong mọi tình huống.

Đối với công ty chứng khoán có hoạt động cho phép khách hàng, nhà đầu tư được hưởng, hỗ trợ lãi suất trên số tiền chưa phát sinh giao dịch chứng khoán phải dừng ngay việc thỏa thuận, ký mới và phải tất toán toàn bộ các giao dịch đã phát sinh với khách hàng, nhà đầu tư liên quan đến hoạt động này, chậm nhất trước ngày 30/6/2024; báo cáo lộ trình thực hiện việc tất toán về Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Vụ Quản lý Kinh doanh chứng khoán) trước ngày 30/12/2023.

Đồng thời, định kỳ hàng tháng (ngày cuối tháng), thực hiện báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả thực hiện việc tất toán cho tới khi tất toán toàn bộ./.

]]>
//tef20.com/uy-ban-chung-khoan-nha-nuoc-yeu-cau-chan-chinh-hoat-dong-cua-cong-ty-chung-khoan-142146.html Tấn Minh Fri, 22 Dec 2023 08:24:07 +0700